Nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng toàn bộ nhiệm kỳ 6,5-7%, thì cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng khác, đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, động lực tăng trưởng sắp tới đây như chúng ta nói xuất khẩu sẽ giảm, FDI vào sẽ giảm, như thế giải ngân FDI sắp tới sẽ giảm. Đầu tư nhà nước có cải thiện đều nhưng không có những thay đổi, đầu tư vào tư nhân cũng như vậy. Động lực cho thời gian sắp tới không nhiều tích cực.
TS. Nguyễn Đình Cung cảnh báo những khó khăn tiềm ẩn và đề nghị chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp để ứng phó. Trước hết, về đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ nên lập Tổ phân tích rõ những nguyên nhân. Tổ này độc lập, phân tích đánh giá, phân loại các nguyên nhân, đề xuất phương án xử lý.
Cũng tương tự như vậy với đầu tư nhân, ở các địa phương có quá nhiều dự án lớn nhỏ đều bị ách tắc, đề nghị có Tổ phân loại nguyên nhân, có chỉ đạo sau đó tháo gỡ ách tắc đó cho dòng vốn đầu tư cả nhà nước và tư nhân. Một nguồn lực rất lớn nhưng chúng ta không sử dụng một cách hiệu quả.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ ra Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho cao tốc Bắc - Nam
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Công nhận 4 xã An toàn khu tại tỉnh Tây Ninh
Như vậy, theo TS. Nguyễn Đình Cung cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng mới, đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế. Để duy trì và phục hồi động lực tăng trưởng, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, nhìn trong tương lai dài hạn 5-7 năm tới, nếu chúng ta đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao toàn bộ nhiệm kỳ tăng trưởng 6,5-7%, thì cần một cách tiếp cận động lực tăng trưởng khác đó là động lực tăng trưởng theo vùng kinh tế.
Động lực tăng trưởng của miền Đông Nam bộ và khu vực sông Hồng chiếm 60% GDP, và nếu chúng ta thúc đẩy 2 vùng này tháo gỡ điểm nghẽn của nó, làm nó phát triển tăng trưởng 9-10% thì cả nước sẽ tăng trưởng 7-8%. Điều này hoàn toàn “nằm trong tầm tay”.
Do đó, TS. Nguyễn Đình Cung đề phải có một hệ khuyến khích đầu tư mới để thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào những vùng đô thị phát triển, chứ không phải vào vùng sâu, vùng xa. Đó là cách chúng ta tạo động lực tăng trưởng, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng.
“Chỉ khi 2 đầu của đất nước đổi mới mô hình tăng trưởng thì cả Việt Nam mới đổi mới mô hình tăng trưởng. Còn nếu không chúng ta sẽ giẫm chân tại chỗ, tái cơ cấu, tái cơ cấu và tái cơ cấu nói mãi vẫn không tái được”, TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
21:53, 09/09/2022
21:48, 09/09/2022
21:46, 09/09/2022
20:00, 08/09/2022
20:00, 08/09/2022
20:17, 07/09/2022
20:15, 07/09/2022
20:13, 07/09/2022