Các chuyên gia quốc tế dự báo làn sóng doanh nghiệp phá sản tại Mỹ có thể còn kéo dài và diễn ra trong năm 2024. Đây là một tình huống mà doanh nghiệp Việt phải hết sức lưu ý.
>>>Nguy cơ mất tiền tỷ do đối tác Mỹ phá sản, PTB có gặp khó khăn?
Thực tế, mới đây nhất thông tin Noble House Home Furniture LLC, một khách hàng của CTCP Phú Tài (PTB) nộp đơn xin phá sản và PTB có nguy cơ mất trắng 80 tỷ đồng nợ từ khách hàng này, đã dẫn đến ảnh hưởng khi đánh giá triển vọng của PTB. Mặc dù Công ty này đã có thư trấn an cổ đông tuy nhiên, cổ phiếu PTB vẫn đang chịu tác động, phản ánh tâm lý quan ngại của nhà đầu tư.
Cần nhớ tuy Phú Tài cho biết doanh số đơn hàng từ Noble House Home Furniture LLC từ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu Phú Tài có được tại Mỹ, song cũng chính vì thị trường chiếm tới 70% doanh thu xuất khẩu gỗ của Việt Nam, trong đó có Phú Tài, nên đây sẽ là câu chuyện cần cẩn trọng không chỉ riêng của doanh nghiệp này mà còn với nhiều doanh nghiệp khác. Ngoài ra, Phú Tài cũng xuất khẩu đá thạch anh sang Mỹ.
Do đó, sự gắn bó - theo nghĩa tích cực; hay sự phụ thuộc - theo nghĩa ít tích cực, là 2 mặt của Phú Tài ở mảng xuất khẩu đang phải hóa giải. Đây cũng là 2 mặt mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang nếm trải, vượt qua khi nhu cầu các thị trường chính suy giảm.
Thông tin ghi nhận những ngày qua đáng chú ý, là theo Cơ quan Xếp hạng Tín nhiệm S&P Global, tại Mỹ, đã có 459 công ty đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tính đến cuối tháng Tám, vượt số doanh nghiệp phá sản trong năm 2021 và 2022.
Việc doanh nghiệp vỡ nợ đang gia tăng trên toàn cầu là dấu hiệu cho thấy lãi suất cao trên toàn thế giới đang bắt đầu thể hiện tác động trong bối cảnh các ngân hàng trung ương vẫn đang nỗ lực chống lạm phát.
S&P Global cũng thống kê riêng trong tháng 8, đã có 107 tập đoàn vỡ nợ trên toàn cầu, con số theo tháng cao nhất kể từ năm 2009.
>>>Tiếp tục giảm lãi suất để phục hồi sản xuất: Cấp thiết hạ lãi vay
Chi phí đi vay tăng cao, môi trường kinh doanh khó khăn khi nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu và người dân thắt lưng buộc bụng, khiến doanh nghiệp chịu tác động kép với doanh thu giảm và lợi nhuận co
Trong môi trường lãi suất cao, mọi bất lợi đang xảy đến với các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Fitch Ratings đã nhận định tỷ lệ vỡ nợ của các trái phiếu có lợi suất cao được dự đoán sẽ lên đến 4,5-5% vào cuối năm nay, gấp hơn sáu lần con số tương ứng của năm 2021.
Với kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục neo lãi suất cao cho năm 2024, và lưu ý rằng giá dầu đang tăng cao trở lại do OPEC+ cắt giảm sản lượng, khả năng các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu chính như Mỹ và EU sẽ còn giữ lãi suất cao, vật lộn với lạm phát, khó “hạ cánh mềm”. Theo đó, việc các doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, như dự báo, sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Trong bối cảnh như vậy, bên cạnh sự cẩn trọng, việc chú ý các điều khoản ràng buộc và thanh toán là yếu tố các doanh nghiệp cần chú ý để vừa giữ sự kết nối, hợp tác cùng đối tác trong chuỗi cung ứng, vừa đảm bảo giảm nguy cơ mất trắng tiền bạc với các đơn hàng chưa được thanh toán nếu đối tác lâm nguy.
Trước Phú Tài, chúng ta nhớ rằng năm 2020, RTW Retalwinds, hãng bán lẻ thời trang 102 tuổi tại Mỹ có công nợ hơn 166 tỷ với Công ty May Sông Hồng cũng đã đệ đơn phá sản. May Sông Hồng đã rất nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của Toà án Mỹ để thu hồi các khoản phải thu với New York & Co thuộc RTW Retalwinds. Đây cũng là những kinh nghiệm quý giá rất cần được khảo cứu thêm.
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Đức Long Gia Lai bị yêu cầu mở thủ tục phá sản?
04:00, 06/09/2023
Chậm hoàn thuế GTGT: Doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào
00:42, 29/08/2023
Chi nhánh Evergrande đệ đơn phá sản tại Mỹ
11:05, 18/08/2023
Vì sao WeWork từng được định giá 47 tỷ USD lại trên vực phá sản?
04:20, 11/08/2023