Cảng cạn "ngóng" vốn tư nhân

Ngọc Hà 25/07/2018 05:53

Kêu gọi dòng vốn tư nhân đầu tư ngày càng nhiều vào cảng cạn được xem là một trong những giải pháp để giảm áp lực nhu cầu sử dụng và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Theo đó, dự kiến mô hình hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) để đầu tư phát triển cảng cạn sẽ được tăng cường, theo hướng Nhà nước hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, doanh nghiệp đầu tư cảng cạn, trung tâm logistics và quản lý khai thác. Ngoài ra, cũng có thể phát triển theo hướng Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng cảng cạn, trung tâm logistics rồi cho doanh nghiệp thuê khai thác.

Nhỏ lẻ, manh mún

Hiện nay, IDC tại Tiên Sơn, Bắc Ninh

Hiện nay, IDC tại Tiên Sơn, Bắc Ninh đang có công suất trung binh đạt khoảng 2000 TEU/ha/năm.

Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, hiện nay, Việt Nam có tất cả 5 cảng cạn (ICD) và 16 điểm thông quan hàng hóa có chức năng như cảng cạn. Trong đó, khu vực phía Bắc có 4 ICD, 7 điểm thông quan nội địa, khu vực phía Nam có 1 ICD và 9 điểm thông quan nội địa, miền Trung chưa có ICD nào.

Được biết công suất trung bình tại ICD Hải Dương, IDC Tiên Sơn, Bắc Ninh đang đạt công suất trung bình khoảng 2000 TEU/ha/năm.

Thực tế này cho thấy, mạng lưới phân bố cảng cạn chưa hợp lý, và hàng hoá chỉ được vận chuyển thông qua đường bộ chi phí vận chuyển sẽ rất cao.

Kết quả nghiên cứu đánh giá của Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng cho biết, hiện nay ở khu vực phía Bắc việc xây dựng ICD còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hàng hóa. Bên cạnh đó điều này còn dẫn đến hiện tượng thiếu hàng, kho rỗng thường xuyên xảy ra.

Một trong những dẫn chứng chỉ ra sự bất cập này có thể kể đến IDC Mỹ Đình. Mặc dù có vị trí gần đường vành đai 3, QL6, QL32 tuy nhiên cảng cạn này chỉ gần với các KCN ở Hà Nội, còn lại cách xa các KCN ngoại tỉnh nên việc đưa hàng hóa từ địa phương khác về đây để thông quan hay đóng - rút hàng hoá là chưa hiệu quả.

Chia sẻ cụ thể hơn về những khó khăn này, ông Hoàng Nam, Giám đốc Công ty CP Thương mại và Dịch vụ HBS Việt Nam cho biết: “Chi phí vận chuyển sẽ giảm khi hàng hóa từ nơi sản xuất được vận chuyển bằng đường bộ đến ICD để thông quan rồi đưa ra cảng biển bằng các phương thức vận tải số lượng lớn như đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa”.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có ICD Lào Cai kết nối được với đường sắt, ICD Hải Linh (Phú Thọ) liên kết thêm được với đường thủy, còn lại hầu hết các ICD ở miền Bắc chỉ kết nối với đường bộ.

Trong khi đó nhu cầu hàng hóa thông qua khu vực ICD miền Bắc dự kiến khoảng 1,3 - 2,3 triệu TEU vào năm 2020, khoảng 3,8 - 5,2 triệu TEU vào năm 2030. Khu vực ICD miền Trung khoảng 124.000 - 322.000 TEU năm 2020, xấp xỉ 510.000 - 911.000 TEU năm 2030. Khu vực ICD miền Nam, lượng hàng thông qua sẽ đạt khoảng 4 - 6 triệu TEU năm 2020, 9 - 13 triệu TEU năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam sẽ có cảng cạn công suất lớn đến gần chục triệu TEU/năm

    Việt Nam sẽ có cảng cạn công suất lớn đến gần chục triệu TEU/năm

    17:53, 15/07/2018

  • Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải

    Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải

    09:41, 26/12/2017

  • Chấp thuận xây cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch tại Đồng Nai

    Chấp thuận xây cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch tại Đồng Nai

    16:29, 14/09/2015

Nhà đầu tư kêu khó

Từ những tồn tại nêu trên, Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam vừa được Bộ GTVT phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra mạng lưới cảng đồng bộ, hệ thống cảng phân bố hợp lý và cắt giảm được chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.

Cụ thể, dự kiến miền Bắc  sẽ có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 1,3 - 2,2 triệu TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 3,8 - 5,2 triệu TEU/năm. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 124.000 - 322.000 TEU/năm, giai đoạn đến năm 2030 khoảng 510.000 - 911.000 TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn công suất khoảng 4,2 - 6,1 triệu TEU/năm, đến năm 2030 khoảng 9,5 - 13 triệu TEU/năm. Một số cảng cạn sẽ được ưu tiên đầu tư trước như: Cụm cảng cạn Cổ Bi (Hà Nội), ICD Quế Võ (Bắc Ninh), ICD Lào Cai, ICD Đắk Lắk, ICD Long Bình (TP HCM), ICD Mũi Đèn Đỏ - Cát Lái (TP HCM), ICD Bến Thành (TP HCM), ICD Châu Thành (TP HCM), ICD Nhơn Trạch (Đồng Nai)...

Thông tin từ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, với quy hoạch mạng lưới cảng như trên sẽ cần khoảng 9.000 - 15.000 tỷ đồng đến năm 2020 và cần 20.000 - 22.000 tỷ đồng giai đoạn 2020 - 2030. Vì vậy, trọng tâm để huy động vốn cho kế hoạch đầu tư ICD là xã hội hoá, trong đó hướng đến nguồn vốn từ khối tư nhân.

Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư, doanh nghiệp việc xây dựng cảng cạn theo quy hoạch vẫn còn gặp một số khó khăn, tốn kém khi doanh nghiệp phải đầu tư đường sắt chuyên dùng do tăng chiều dài kết nối. Bởi yêu cầu cảng cạn phải được kết nối với ít nhất 2 phương thức vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cảng cạn "ngóng" vốn tư nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO