Bốn lần Đối thoại Shangri-La liên tiếp Mỹ và Trung Quốc không tìm thấy bất cứ tiếng nói chung nào về an ninh, quốc phòng tại châu Á - Thái Bình Dương.
>>Đối thoại Shangri-La: "Vết nứt" quan hệ Mỹ- Trung ngày một lớn!
Đối thoại Shangri-La hay còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á thường niên tại (Singapore) là diễn đàn quan trọng bậc nhất thế giới về quốc phòng an ninh. Những năm gần đây, châu Á - Thái Bình Dương trở thành địa bàn chiến lược, Biển Đông là “điểm nóng” càng khiến Shangri-La được quan tâm.
Mục đích đối thoại Shangri-La là tạo ra cơ chế trao đổi, thảo luận thấu hiểu lẫn nhau để kịp thời tháo gỡ các mắc mớ về an ninh, quốc phòng giữa các “nhà cầm quân”, Bộ trưởng Quốc phòng; đồng thời ngăn ngừa từ xa các cuộc xung đột vũ trang trong khu vực.
Năm nay, hai vấn đề chiếm phần lớn thời lượng là chiến sự Nga - Ukraine và những tác động liên đới đến an ninh khu vực châu Á; chiều hướng cạnh tranh Bắc Kinh - Washington.
Đối thoại Shangri-La 2023 là dấu hiệu làm đậm thêm sự ảm đạm của quan hệ Trung - Mỹ. Kể từ Thượng đỉnh G20 năm ngoái tại Indonesia đã gần 7 tháng ông Tập và ông Biden không nói chuyện với nhau; tiếp xúc cấp thấp thưa dần.
Điều đó có thể được cắt nghĩa bởi ông Lý Thượng Phúc là quan chức Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt từ năm 2018; tiếp đến sự kiện cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi đến Đài Loan, gần đây là vụ khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi trên bầu trời Mỹ.
Kể từ năm 2021 đến nay, Trung Quốc đã từ chối hoặc không đáp ứng hơn chục yêu cầu của Mỹ về các cuộc gặp gỡ lãnh đạo quốc phòng chủ chốt, nhiều yêu cầu đối thoại thường trực và gần 10 cuộc gặp ở cấp nghị sự.
>>Mỹ - Trung có thể chung sống hòa bình?
Theo các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, một trong các thông điệp quan trọng của ông Lloyd Austin ở Đối thoại Shangri-La năm nay là cam kết của Mỹ về việc cùng các đối tác thúc đẩy tầm nhìn chung cho khu vực, trong đó có ASEAN, nhóm Bộ tứ, Liên minh AUKUS và các nước khác trong khu vực.
Những cơ chế hợp tác của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương đều gây khó chịu cho Bắc Kinh; theo các nhà phân tích, hai cường quốc đã bắt đầu “giẫm chân nhau” bên rìa điểm “nóng”. Đã có những xung đột “mềm” tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.
Ngược lại, Mỹ luôn coi hành động của Trung Quốc trong khu vực là “mối đe dọa”, điều mà Washington cho rằng, họ có trách nhiệm tái lập trật tự hàng hải; cung cấp thêm sự lựa chọn an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư cho các quốc gia trong khu vực.
Tính chất quan hệ Trung - Mỹ ảnh hưởng tuyệt đối đến mọi diễn đàn mà họ tham dự, việc đưa ra tầm nhìn chung, chương trình hành động thống nhất là không thể! Bởi không có quốc gia nào đủ cấu thành một cực để lèo lái vấn đề.
Có thể bạn quan tâm