Cảnh báo các chủng biến thể virus SARS-C0V-2 kháng vắc xin ngày một gia tăng

CẨM ANH 01/03/2021 06:35

Giới khoa học đang bày tỏ lo ngại, các chủng virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện gần đây có nguy cơ lây lan nhanh và kháng vắc xin.

Các mẫu xét nghiệm Ccoronavirus trong phòng thí nghiệm để xác định trình tự bộ gen tại Đại học Duke ở Durham, N.C., vào đầu tháng này.

Các nhà khoa học đang giải mã chủng virus mới trong phòng thí nghiệm để xác định trình tự bộ gene tại Đại học Duke ở Durham, Mỹ. Ảnh: NY Times

Biến thể B.1.526 được ghi nhận bắt đầu xuất hiện trong những mẫu thu thập ở thành phố New York, Mỹ vào tháng 11/2020. Để đánh giá sự gia tăng của chủng virus này, các nhà nghiên cứu của Caltech đã quét đột biến trong số hàng trăm nghìn chuỗi gene COVID-19.

Giữa tháng 2/2021, nhóm Caltech phát hiện, các trường hợp nhiễm B.1.526 đã tăng lên 27%. Tương tự, các nhà nghiên cứu ở Columbia đã giải mã trình tự 1.142 mẫu bệnh nhân. Họ ghi nhận 12% ca bệnh có E484K, một trong hai đột biến cho kết quả tạo nên B.1.526.

Cùng với đó, tại Vương quốc Anh, chủng virus đột biến B.1.525 mới phát hiện mang một đột biến có thể làm cho các loại vắc xin kém hiệu quả hơn. Các chuyên gia của Đại học Edinburgh cho biết, đã có hơn 100 bệnh nhân mang chủng virus này trên toàn cầu.

Tiến sĩ David Ho, một trong những nhà khoa học ở Columbia lưu ý, các trường hợp ở Westchester, Bronx và Queens cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng liên quan đến biến thể mới.

Ông Ho đánh giá, virus có nhiều cơ hội đột biến hơn khi số ca mắc bệnh cao. Bên cạnh dó, điểm chung của các biến thể mới là có đột biến E484K trên protein gai của virus, giúp chủng virus mới xâm nhập vào tế bào vật chủ, gây nhiễm trùng dễ dàng hơn và làm vắc xin ít hiệu quả hơn.

“Điều đáng lo ngại là những biến chủng chứa đột biến E484K đang xuất hiện ngày một nhiều hơn. Và thế giới sẽ phải đối mặt với làn sóng COVID-19 mới nguy hiểm hơn”, TS Ho khuyến cáo.

Mặt khác, các loại vắc xin chống COVID-19 hiện có đều cần phải tiêm đủ hai mũi mới có thể phát sinh lượng kháng thể cần thiết. Đây là phương pháp đã được chứng minh là có hiệu quả 94% đến 95% trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Một tình nguyện viên trong cuộc thử nghiệm vắc-xin Johnson & Johnson đã nhận được một mũi tiêm ở Desmond Tutu H.I.V. Foundation Youth Center ở Masiphumelele, Nam Phi

Một tình nguyện viên được tiêm thử nghiệm vắc xin Johnson & Johnson tại Nam Phi. Ảnh: NY Times

Trước mắt, vắc xin COVID-19 của hai hãng được Pfizer và Moderna đang chứng minh được hiệu quả tốt trong việc phòng chống các biến chủng mới. Gigi Gronvall, chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết, vắc xin của hai hãng dược nói trên đã kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể và nó cũng kích thích các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại sự xâm nhập của virus.

“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng kháng thể đã tăng mỗi tuần hoặc muộn hơn sau khi người dân được tiêm liều vắc xin đầu tiên. Và trong khoảng sau một tuần khi tiêm chủng liều thứ hai, mức độ kháng thể bảo vệ đạt đến đỉnh và chỉ giảm nhẹ trong vòng bốn tháng. Đây là một kết quả tương đối khả quan”, chuyên gia này nhận định.

Mặc dù vậy, bà Gigi cho biết, chưa có nhiều dữ liệu về thời điểm các kháng thể sẽ biến mất. Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra liệu vắc xin do Pfizer và Moderna sẽ có tác dụng chống lại sự tái nhiễm hay không?

Do đó, các chuyên gia dịch tễ đánh giá, bên cạnh việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin ra cộng đồng, các nước đã đạt đủ số lượng tiêm chủng diện rộng cần chia sẻ vắc xin cho các nước nghèo chưa thể tiếp cận được với các loại vắc xin chất lượng.

Theo Lindsay Wiley, một chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng tại Đại học Washington nhận định, thế giới không thể đẩy lùi đại dịch nếu như việc tiêm chủng được thực hiện một cách chắp vá.

Hệ thống miễn dịch của mỗi người là khác nhau khác nhau, vì vậy khi vắc xin có hiệu quả 95%, điều đó có nghĩa là 95% những người được tiêm vắc xin sẽ không bị bệnh. Những người này có thể được bảo vệ hoàn toàn, hoặc họ có thể bị nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng, vì hệ thống miễn dịch của họ loại bỏ virus rất nhanh.

“5% còn lại trong số những người được tiêm chủng có thể bị nhiễm virus, nhưng rất ít có khả năng phải nhập viện. Nhưng với sự lây lan nhanh chóng của các chủng đôt biến, 5% này dễ dàng lây nhiễm cho người khác nếu không có các biện pháp phòng chống thích hợp. Trong khi các loại vắc xin cần được điều chỉnh linh hoạt để đối phó tốt hơn với các biến thể, các biện pháp giãn cách xã hội và đeo khẩu trang tại nơi công cộng cần được tiếp tục thực hiện”, chuyên gia này khuyến cáo. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tranh cãi về giả thuyết virus gây COVID-19

    Tranh cãi về giả thuyết virus gây COVID-19

    06:15, 24/02/2021

  • Bác bỏ thông tin nguồn gốc virus gây COVID-19 lây lan qua thực phẩm

    Bác bỏ thông tin nguồn gốc virus gây COVID-19 lây lan qua thực phẩm

    11:04, 20/02/2021

  • Đã có loại khẩu trang diệt được virus corona

    Đã có loại khẩu trang diệt được virus corona

    06:09, 15/02/2021

  • Nóng: Chủng virus lây COVID-19 ở Tân Sơn Nhất lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á

    Nóng: Chủng virus lây COVID-19 ở Tân Sơn Nhất lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á

    18:19, 12/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cảnh báo các chủng biến thể virus SARS-C0V-2 kháng vắc xin ngày một gia tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO