Cạnh tranh thị trường ứng dụng đi chợ thuê

Nguyễn Long 02/04/2020 11:20

Với ứng dụng trung gian đi chợ thuê, rủi ro lớn nhất là chất lượng dịch vụ đầu và cuối. Họ không thể kiểm soát hoặc đưa các tiêu chuẩn này cao hơn, mà hoàn toàn phụ thuộc vào các bên.

Gần đây với việc bùng phát dịch bệnh COVID-19, nhiều thành phố lớn trên cả nước đã yêu cầu người dân hạn chế ra đường, loại hình dịch vụ đi chợ thuê lại một lần nữa nở rộ. Liên tục hai ứng dụng chia sẻ là Be và Grab đã thí điểm dịch vụ đi chợ, be là tính năng “be Đi Chợ” còn Grab là “GrabMart”. Để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dịch vụ này, Báo DĐDN đã có buổi trao đổi ông Phan Hoàng Ninh - CEO KAVE Group.

- Ông đánh giá như thế nào về nước đi này của các doanh nghiệp?

Trong thời gian dịch bệnh như hiện tại, mọi người đều phải hạn chế đi lại như các thông báo, cảnh báo của Chính phủ. Thì các nhu cầu như dành cho các dịch vụ đi chợ thuê, mua sắm online sẽ tăng lên là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên ngược lại cũng là vấn đề cho các ứng dụng như “be Đi chợ" hay “GrabMart" vì nguồn nhân lực chủ yếu là shipper cũng sẽ hạn chế. Bản thân các shipper họ cũng cần bảo vệ chính mình, sẽ ở nhà chứ không ra ngoài nếu không muốn trở thành là nguồn lây nhiễm trực tiếp cho khách hàng và có thể bị lây từ chính những khách hàng khi giao hàng.

Tuy nhiên, shipper là nguồn lao động phổ thông, họ không có nhiều tiền tích luỹ để có thể ở nhà hàng tháng trời, nên bắt buộc họ phải lao ra đường.

Do đó, nhu cầu sẽ tăng, các doanh nghiệp cũng cần bán được hàng, nên họ sẽ dựa vào kênh giao nhận hàng qua các ứng dụ như Be, Grab. Thì vấn đề chính ở đây là các biện pháp bảo vệ an toàn giữa các điểm tiếp xúc ba bên là: Cửa hàng - Shipper - Khách hàng cần phải có quy trình chặt chẽ.

Các quy trình nếu làm tốt thì tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để định hình thị trường đi chợ thuê sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Các thói quen sẽ hình thành, các quy trình sẽ được tối ưu thêm.

- Là một mô hình kinh doanh đứng ở vị trí trung gian, theo ông đâu là những rủi ro mà các công ty phải đối mặt khi triển khai dịch vụ này? Nhất là trong quá khứ đã có doanh nghiệp phải bán mình như FoodPanda Việt Nam, Greenbag.vn

Rủi ro lớn nhất của các ứng dụng trung gian là chất lượng dịch vụ đầu và cuối. Họ không thể kiểm soát hoặc đưa các tiêu chuẩn này cao hơn, mà hoàn toàn phụ thuộc vào các bên. Tuy nhiên việc này đã có những giải pháp mang tính cơ bản như rating hoặc review để làm cho môi trường càng ngày càng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • [COVID-19] “Đi chợ hộ” bùng nổ

    [COVID-19] “Đi chợ hộ” bùng nổ

    00:13, 01/04/2020

  • COVID-19: Doanh nghiệp còn, việc làm còn

    COVID-19: Doanh nghiệp còn, việc làm còn

    18:00, 01/04/2020

  • [COVID-19] Doanh nghiệp thương mại điện tử có thực sự hưởng lợi?

    [COVID-19] Doanh nghiệp thương mại điện tử có thực sự hưởng lợi?

    02:46, 31/03/2020

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này còn một vấn đề lớn là thói quen tiêu dùng. Như các nước phát triển thói quen tiêu dùng này định hình rất nhanh và dễ hơn rất nhiều khi triển khai ở Việt Nam. Vấn đề này khá nhiều công ty gặp phải khi phải tốn rất nhiều tiền để educate thị trường và giữ vững vị trí khi có cạnh tranh.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cạnh tranh thị trường ứng dụng đi chợ thuê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO