COVID-19: Doanh nghiệp còn, việc làm còn

Phan Nam 01/04/2020 18:00

Bài toán nhân sự thời dịch COVID -19 đang làm “đau đầu” các doanh nghiệp. Nó như một thách thức đối bản lĩnh của đội ngũ lãnh đạo cũng như chiến lược phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

Một khảo sát về tác động của dịch COVID -19 tại rất nhiều doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 100 lao động) cho thấy hàng vạn lao động đang có nguy cơ mất việc làm.

p/Hơn 2.200 cán bộ nhân viên Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun)p/mới đây đã tự nguyện giảm 8% lương.p/

Hơn 2.200 cán bộ nhân viên Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) mới đây đã tự nguyện giảm 8% lương.

Khó khăn hiện hữu

Giải pháp trước mắt mà nhiều doanh nghiệp thực hiện là cắt giảm lao động, gần 39% số doanh nghiệp được hỏi áp dụng biện pháp này. Giải pháp trên có thể lại để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế là có thể có hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn trong xã hội.

Đối với người sử dụng lao động, trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, theo quy dịnh của Luât Lao động có thể chuyển người lao động làm việc khác hoặc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do bất khả kháng.

Tuy nhiên, trên thực tế đây là điều cả người sử dụng lao động và người lao động đều không muốn xảy ra.
Tại cuộc gặp làm việc với các tập đoàn kinh tế mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba. Đồng thời khẳng định: “Trên 700.000 doanh nghiệp Việt Nam chính là những pháo đài trong phòng, chống dịch. Đặc biệt là tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp là những yêu cầu đặt ra chứ không phải tập trung riêng một khía cạnh nào”.

Khó khăn, thậm chí nguy cơ dừng hoạt động là hiện hữu nhưng hơn lúc nào hết, lúc này đòi hỏi bản lĩnh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Giải pháp, chính sách nhân sự thời dịch sẽ thể hiện chiến lược phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Bởi nhân sự chính là then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp.

Chung sức...

Trả lời báo chí mới đây, ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh khẳng định: "Không ai phải nghỉ. Cả nước chống dịch, mình cũng chống dịch. Lúc thuận lợi thì kêu gọi quân dưới làm hết lòng hết dạ, lúc gặp khó khăn lại đẩy họ đi là cớ làm sao"?

Hoạt động trong một lĩnh vực được coi là chịu tác động lớn của COVID -19 với hơn 250.000 lao động rải hầu khắp các tỉnh thành cả nước, cùng hệ thống gần 60 khách sạn và dự án khách sạn trải dài khắp Việt Nam và Lào, Mường thì cam kết của ông Thản được coi là “liều doping” đối với người lao động. Đồng thời thể hiện được bản lĩnh của “người lính xung kích” thời bình.

Có thể bạn quan tâm

  • Hài hòa quan hệ lao động: Còn người - còn doanh nghiệp!

    Hài hòa quan hệ lao động: Còn người - còn doanh nghiệp!

    11:30, 27/03/2020

  • "Cú sốc" COVID-19 và cơ hội tái cơ cấu lực lượng lao động

    09:00, 23/03/2020

  • Cú sốc lao động do COVID-19 có thể lớn hơn khủng hoảng tài chính 2008

    Cú sốc lao động do COVID-19 có thể lớn hơn khủng hoảng tài chính 2008

    15:32, 20/03/2020

Tuy nhiên, thách thức, khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Ông Nguyễn Xuân Tịnh, Giám đốc Công ty CP Da giày Huế cho biết, hiện doanh nghiệp của ông có khoảng 500 công nhân. Nhưng do không tự chủ được nguồn nguyên phụ liệu, công ty đã phải thực hiện giãn ca, cho nghỉ nghỉ phép, dẫn đến sản lượng bị giảm 30% trong tháng 2; dự kiến tháng 3 sẽ giảm đến 50%.

"Sang tháng 4, chúng tôi chỉ mới lo được một nhà máy có việc; còn một nhà máy có đến 50% là không có việc. Vì vậy chúng tôi đã chuyển qua may khẩu trang để bán với giá 5.000 đồng/cái loại 2 lớp, 6.000 đồng/cái loại 3 lớp. Mục đích là để tạo việc làm cho công nhân" - ông Tịnh chia sẻ.

Nhưng mối quan hệ giữa doanh nhiệp và người lao động luôn là mối quan hệ hai chiều. Nỗ lực từ phía doanh nghiệp là không đủ. Tại nhiều doanh nghiệp, người lao động đã xin chủ động giảm lương để chia sẻ khó khăn. Đơn cử, hơn 2.200 cán bộ nhân viên khối văn phòng Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) mới đây đã tự nguyện giảm 8% lương.

Doanh nghiệp còn, việc làm còn. Khó khăn và những hệ luỵ của COVID -19 có thể sẽ còn kéo dài. Nhân sự là bài toán các doanh nghiệp đều phải tính đến. Lúc này, nỗ lực, sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
COVID-19: Doanh nghiệp còn, việc làm còn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO