Cao tốc Bắc - Nam: Lo ngại chậm tiến độ dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh?

Diendandoanhnghiep.vn Những nguyên nhân chậm tiến độ xuất phát từ công tác chậm giải phóng mặt bằng, đặc biệt, việc chậm di dời lưới điện tại các địa phương đang khiến cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu thi công tỏ ra lo lắng.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đẩy nhanh tiến độ dự án thành phần trên cao tốc Bắc Nam phía Đông

Lo ngại chậm tiến độ…

Cụ thể, theo Sở GTVT tỉnh Phú Yên, để thi công các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên (dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh) sẽ phải di dời 299 trụ điện cao thế, trung và hạ thế. Song, đến nay, chỉ có huyện Tây Hòa (Phú Yên) cơ bản hoàn thành việc di dời các trụ điện, huyện Phú Hòa thi công đạt 76% khối lượng, các địa phương khác vẫn đang triển khai công tác di dời các trụ điện, chỉ đạt khoảng 7% khối lượng.

Để thi công các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên (dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh) sẽ phải di dời 299 trụ điện cao thế, trung và hạ thế.

Để thi công các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Phú Yên (dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh) sẽ phải di dời 299 trụ điện cao thế, trung và hạ thế.

Còn theo thông tin phản ánh từ các nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc – Nam, đoạn qua tỉnh Phú Yên thì đều lo ngại việc chậm di dời hạ tầng lưới điện không chỉ gây chậm tiến độ thi công mà còn ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng toàn dự án và an toàn lao động.

Theo kế hoạch, tại vị trí nút giao đấu nối thứ nhất từ QL1 vào cao tốc Bắc - Nam ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) phải có 1 đường đấu nối (đường công vụ) để vận chuyển thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng vào khu vực thi công. Song, để thi công tuyến đường đấu nối thì trước tiên phải hoàn thành 2 cống thoát nước, trong đó một cống 5 cửa và một cống 7 cửa. Thế nhưng, hiện cống 7 cửa đã thi công xong, tuy nhiên, vị trí cống 5 cửa bị vướng một trụ điện 22kV nên chưa thể thi công.

Tương tự, tại một vị trí khác, khu vực đang thi công cao tốc Bắc - Nam có đường dây 110kV nằm giữa tim đường đang là những nguyên nhân khiến cho việc thi công gặp nhiều khó khăn.

Dự án thành phần Cao tốc Quy Nhơn-Chí Thạnh, một trong 12 dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025(giai đoạn 2) có điểm đầu kết nối Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn-Quy Nhơn, thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Điểm cuối kết nối Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh-Vân Phong, thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Dự án thành phần Cao tốc Quy Nhơn-Chí Thạnh, một trong 12 dự án thành phần Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025(giai đoạn 2) có điểm đầu kết nối Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Điểm cuối kết nối Dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Chia sẻ với báo chí về những bất cập trên, ông Phạm Toàn Thắng - Chỉ huy trưởng gói thầu 12XL (dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh), cho biết: vị trí này có khối lượng đào đắp rất lớn, đặc biệt, khi thi công vị trí này thường sử dụng rất nhiều máy móc, thiết bị lớn, nếu khoảng cách không đảm bảo sẽ tạo nguy cơ phóng điện, khả năng mất an toàn là rất cao.

Cũng theo ông Thắng, hiện đơn vị thi công chỉ thi công cầm chừng tại các vị trí đảm bảo an toàn thi công, còn những vị trí chưa đảm bảo thì đành chừa lại, chờ di dời xong trụ điện mới tiếp tục thi công.

Đáng chú ý, tại vị trí mố trụ 04 của cầu vượt tại Km36+180, đơn vị thi công đang huy động lực lượng khoan trụ bằng phương pháp khoan thủ công. Do vị trí này nằm ngay dưới lưới điện cao thế chưa được di dời, không đảm bảo các điều kiện an toàn thi công nếu huy động thiết bị khoan xoay chuyên dụng. Phương pháp này mất nhiều thời gian, kém hiệu quả nhưng lại là giải pháp duy nhất mà các đơn vị thi công có thể áp dụng để bảo đảm an toàn.

Đồng quan điểm, ông Đinh Phú Tuấn - Chỉ huy trưởng, Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc - Trung - Nam, cho biết: Đối với gói thầu này, đơn vị được giao thi công 5 cầu vượt. Trong đó, 4 cây cầu có khối lượng lớn hơn đều đạt và vượt tiến độ. Riêng cây cầu tại vị trí Km36+180 đang "dậm chân tại chỗ" vì vướng lưới điện 110kV".

Theo kế hoạch, cầu Km36+180 sẽ hoàn thành cọc khoan nhồi từ tháng 7.2023 nhưng đến nay đã bị chậm tiến độ rất nhiều. Thêm vào đó, dù có khoan thủ công để hoàn thành cọc T04 thì cũng không thể tổ chức lao dầm tại vị trí này vì độ cao an toàn không cho phép.

"Chúng tôi phải liên tục điều chỉnh, tổ chức lại phương án thi công, vừa làm vừa chờ di dời xong lưới điện dẫn đến phát sinh chi phí rất lớn. Rất mong chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt hơn trong công tác di dời lưới điện để chúng tôi đẩy nhanh tiến độ thi công", ông Tuấn nói.

>>  Gỡ khó dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

… và mất an toàn lao động

Nhận định và đánh giá ở góc độ là tư vấn, giám sát, ông Trần Hoài Thanh – đại diện đơn vị tư vấn giám sát gói thầu XL-12, cho biết: do vị trí thi công trên núi cao nên đơn vị thi công phải huy động khối lượng máy móc, thiết bị rất lớn và tổ chức thi công ngày đêm cho kịp tiến độ. Hiện nay, gói thầu XL-12 đã đạt khối lượng thi công khoảng 30%. Tuy nhiên, trên tuyến này vẫn còn một số vị trí đường găng đang ảnh hưởng tiến độ của gói thầu. Đặc biệt, việc thi công ngay dưới lưới điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nhất là trong điều kiện thời tiết thường xuyên xuất hiện mưa giông, sấm sét.

ông Nguyễn Phương Đông - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, cho biết: hiện các địa phương còn chậm trong việc di dời hạ tầng kỹ thuật điện nằm trong các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên.

Ông Nguyễn Phương Đông - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, cho biết: hiện các địa phương còn chậm trong việc di dời hạ tầng kỹ thuật điện nằm trong các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên.

"Chúng tôi phải tăng cường kỹ sư giám sát an toàn, ứng trực thường xuyên trên công trường để hỗ trợ, cảnh báo; đồng thời lựa chọn thời điểm thi công thích hợp, an toàn. Mặc dù phải chạy đua để hoàn thành tiến độ nhưng việc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản vẫn cần ưu tiên hàng đầu", ông Thanh nói.

Về phía địa phương, ông Phan Trần Vạn Huy - Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho biết các đơn vị thi công đang tập trung triển khai thi công di dời các đường dây trung, hạ thế, dự kiến đến 31/12/2023 có thể hoàn thành. Đối với các mố cầu có vướng hạ tầng kỹ thuật lưới điện, thị xã thực hiện phương án di dời và làm cáp ngầm để đảm bảo an toàn.

“Đối với đường dây 110kV và 220kV, TX.Sông Cầu đã bàn giao vị trí mặt bằng mới cho đơn vị thi công đào hố móng. Tuy nhiên, do thời tiết có mưa liên tục nên rất khó khăn trong việc di dời. Khi hết mùa mưa lũ, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và dự kiến hoàn thành trong quý 1/2024”, ông Huy cho hay.

Đánh giá về nguyên nhân chậm di dời các đường lưới điện, ông Nguyễn Phương Đông - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, cho biết: hiện các địa phương còn chậm trong việc di dời hạ tầng kỹ thuật điện nằm trong các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên.

"Chúng tôi đôn đốc nhà thầu tập trung giải pháp để sớm di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện nằm trong dự án cao tốc Bắc – Nam qua Phú Yên. Song, việc chậm trễ là do lựa chọn nhà thầu thi công di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện. Hơn nữa, các chủ đầu tư đối với hạng mục này là các địa phương của tỉnh nên chưa có kinh nghiệm trong việc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện trung và cao thế", ông Đông nói.

Ông Đông cho biết thêm, hiện tỉnh Bình Định đã hoàn thành việc di dời hạ tầng kỹ thuật điện lưới trung thế, cao thế trong dự án cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Bình Định là do họ có kinh nghiệm trong việc di dời này, nên tỉnh Bình Định hoàn thành công việc sớm hơn tỉnh Phú Yên.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy trực tiếp kiểm tra cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh. Đặc biệt, ở gói thầu số 12 do liên danh Công ty CP Tập đoàn xây dựng 168 Việt Nam - Công ty 68 - Công ty Hải Đăng - Công ty CP Tập đoàn xây dựng Thuận An là nhà thầu chính, sau 3 tháng thi công, đơn vị gặp khó khăn về mặt bằng. Do đó, đơn vị này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định, Phú Yên chỉ đạo các địa phương khẩn trương bàn giao phạm vi mặt bằng còn lại, đặc biệt là các đoạn tuyến thuộc đường găng của dự án.

Về hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống đường điện, Ban Quản lý dự án 85 đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có văn bản gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam để chỉ đạo Tổng Công ty truyền tải điện Việt Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công  ty Điện lực các tỉnh Bình Định, Phú Yên phối hợp, hỗ trợ trong việc bố trí sớm lịch cắt điện để di dời hệ thống điện cao thế và trung, hạ thế đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cao tốc Bắc - Nam: Lo ngại chậm tiến độ dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714390133 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714390133 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10