Cao tốc TP HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành: Lỗi hẹn… và kịp trình Quốc hội

Diendandoanhnghiep.vn Do Bình Dương chưa có ý kiến trả lời nên báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành không kịp trình Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 2.

Các địa phương không thống nhất được phương án

Theo đó, tháng 6/2021, Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các đơn vị cần xác định rõ trách nhiệm chi trả chi phí giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của từng địa phương. Việc hỗ trợ ngân sách Trung ương cho dự án cao tốc chỉ hỗ trợ một phần.

tháng 6/2021, Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Tháng 6/2021, Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Đặc biệt, ngay sau khi có ý kiến của Chính phủ, tháng 9, Bộ GTVT cũng có văn bản đốc thúc UBND tỉnh Bình Phước cần khẩn trương, chỉ đạo tư vấn, các đơn vị liên quan hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và các thủ tục cần thiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Đến ngày 13/10/2921, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án, kịp trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, các địa phương đã không thống nhất được phương án, vì vậy dự án không kịp hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội thông qua.

Đáng nói, mặc dù trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản đôn đốc tỉnh Bình Phước khẩn trương, chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành để kịp trình Quốc hội thông qua nhưng đến nay, tỉnh này lại kiến nghị Thủ tướng giao Bình Dương triển khai dự án.

Đề xuất giao Bình Dương đầu tư

Đáng chú ý, nội dung được đề cập trong văn bản của UBND tỉnh Bình Phước gửi Thủ tướng và Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước), ngay trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư.

ngày 4/8, ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và lãnh đạo các sở, ngành đã có buổi làm việc trực tuyến với Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành bàn thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP

Ngày 4/8, ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và lãnh đạo các sở, ngành đã có buổi làm việc trực tuyến với Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành bàn thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP

Lý giải về việc Bình Phước đề nghị giao cho Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án là vì: phần lớn chiều dài tuyến cao tốc (60/68,7 km) thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, nên vấn đề này sẽ tạo thuận lợi trong quá trình triển khai công trình. Trong khi đó, đối với đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bình Phước khoảng 7 km với chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình khoảng 1.300 tỷ đồng, UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị Thủ tướng giao tỉnh đầu tư bằng ngân sách địa phương – báo cáo tỉnh Bình Phước nêu.

Trước đó, ngày 4/8, ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước và lãnh đạo các sở, ngành đã có buổi làm việc trực tuyến với Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành bàn thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức PPP.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh khẳng định: “Dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tính chất rất quan trọng với Bình Phước và tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện”. Vì vậy, mong Chính phủ sớm giao Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình hồ sơ thực hiện. Bình Phước cũng mong các địa phương có tuyến đường đi qua hỗ trợ tỉnh về mặt hồ sơ, thủ tục liên quan đến địa phương mình. Đồng thời, sớm thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để xác định trách nhiệm của từng địa phương về mặt tài chính trong giải phóng mặt bằng.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cũng giao các ngành liên quan của tỉnh phối hợp, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ thủ tục theo quy định, chậm nhất đến ngày 15/8 trình đầy đủ hồ sơ để Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội.

Theo thông tin, dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một – Chơn, được thực hiện theo hình thức PPP. Và dự án này đã được Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tuyến cao tốc này có tổng chiều dài 68,7km, bao gồm đoạn tuyến nối cao tốc và đoạn tuyến cao tốc. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư với quy mô 6 làn xe chạy suốt và 4 làn xe đô thị hai bên. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư 8,6km từ nút giao Gò Dưa đến nút giao An Phú (TP HCM) theo quy mô 10 làn xe, nền đường rộng 64m; đoạn còn lại sẽ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 24.274 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). Trong đó, vốn nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng.

Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, trong đó đoạn đi qua TP HCM dài khoảng 1,7 km, qua tỉnh Bình Dương khoảng 60 km và qua tỉnh Bình Phước là 7 km. Quy mô dự án 6 làn xe, với vận tốc thiết kế 80-100km/h.

Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, trong đó đoạn đi qua TP HCM dài khoảng 1,7km, qua tỉnh Bình Dương khoảng 60 km và qua tỉnh Bình Phước là 7km. Quy mô dự án 6 làn xe, với vận tốc thiết kế 80-100km/h.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, thực hiện đúng chủ trương của Đảng về khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Vì vậy, Bộ GTVT thống nhất với đề nghị triển khai dự án theo đúng quy định tại Luật PPP, mức vốn nhà nước không quá 50% tổng mức đầu tư. Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025. 

Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7 km, trong đó đoạn đi qua TP HCM dài khoảng 1,7 km, qua tỉnh Bình Dương khoảng 60 km và qua tỉnh Bình Phước là 7 km. Quy mô dự án 6 làn xe, với vận tốc thiết kế 80-100km/h.

Hướng tuyến cao tốc trên dự kiến đi từ nút giao Gò Dưa (Km0+00) dọc theo tỉnh lộ 43 (thuộc TP. Thủ Đức) khoảng 800 m, rồi rẽ phải theo ĐT743B, ĐT743A, ĐT747B tới trước cầu Khánh Vân. Tuyến chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và men theo Suối Cái, song song với ĐH409.

Sau đó, tuyến cao tốc cắt ĐT747A tại Cổng Xanh, đi song song với ĐT.741 lên xã An Long huyện Phú Giáo rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, kết nối với QL14.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước khoảng 12.137 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Vốn tư nhân khoảng 13.211 (đã bao gồm lãi vay). Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 32 năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cao tốc TP HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành: Lỗi hẹn… và kịp trình Quốc hội tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532387 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532387 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10