Trước nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn, điển hình như Samsung phải vận động đưa 200 nhà cung ứng từ nước ngoài vào Việt Nam.
“Hãng điện thoại Samsung có kế hoạch đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam” - Thông tin được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra hôm 03/07 vừa qua đã mang lại một sự lo lắng, quan ngại nhất định cho giới chuyên gia kinh tế, cũng như chính các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ.
Hãng điện thoại Samsung có kế hoạch đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam
“Sức khỏe” nền kinh tế đang phục hồi
Một số liệu của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 8 năm qua.
Bên cạnh sự tăng trưởng đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong quý II năm nay đã tăng gấp đôi so với cùng kì 4 năm trước. Cùng với đó, số vốn đăng ký tăng gần 3 lần và tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tăng 1,4 lần. Theo đó, tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế tăng 26,5% so với cùng kì năm trước, bao gồm số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tăng thêm của doanh nghiệp cũ.
Những chỉ số tích cực trên cho thấy sự phục hồi nền kinh tế đang bắt đầu phụ hồi, cùng với đó, niềm tin kinh doanh đang được khơi dậy. Cũng đúng thôi khi thời gian vừa qua, phía cơ quan chức năng đã tiến hành hàng loạt cải cách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Một trong những điểm sáng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là những nỗ lực đàm phán và triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiến hành rà soát pháp lý Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), triển khai thuận lợi hóa thương hại cũng như các FTA khác.
Có thể bạn quan tâm
16:40, 06/07/2018
08:25, 05/07/2018
09:17, 04/07/2018
09:07, 04/07/2018
08:56, 04/07/2018
11:42, 01/07/2018
04:28, 30/06/2018
06:30, 29/06/2018
09:30, 28/06/2018
05:42, 27/06/2018
04:50, 26/06/2018
17:41, 25/06/2018
04:50, 20/06/2018
Thực dụng như FDI
Có một điểm đáng chú ý, tác động lan tỏa của FDI trong nền kinh tế vẫn còn rất thấp. Ngay chính vị Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng ví von: “Chàng trai” FDI có mặt tại Việt Nam đã 30 năm mà vẫn không “kết hôn” nổi với các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam”.
Biểu hiện rõ nhất cho lời ví von của người đứng đầu VCCI đó là: Trước nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn, điển hình như Samsung phải vận động đưa 200 nhà cung ứng từ nước ngoài vào Việt Nam. Đáng suy nghĩ , các nhà cung ứng này cũng chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài.
Mặc dù sau đó, phía Samsung đã nêu ý kiến: “Hoàn toàn không có việc Samsung mời họ tham gia, hoặc chủ động đưa các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để cung ứng cho mình. Các doanh nghiệp này đến Việt Nam hoạt động kinh doanh hoàn toàn là do quyết định của họ”.
Thế nhưng, không có chuyện gì gọi là tự nhiên, tự nguyện cùng một thời điểm một số lượng lớn nhà cung ứng nước ngoài cùng “nhảy” vào nếu không có một sự “bảo kê” nào đó. Giả sử “200 nhà cung ứng nước ngoài” mà Samsung nói đổ bộ vào Việt Nam là có thật, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt sẽ mất đi cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng khổng lồ của Samsung, mất đi cơ hội phát triển.
Đây là tin buồn! Dù biết sự đóng góp của các doanh nghiệp “thuần Việt” vẫn là điều hạn chế, nhất là ngành công nghiệp phụ trợ. Chúng ta luôn có cảm giác, sự xuất hiện của doanh nghiệp Việt có hay không có cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống kinh tế nói chung. Như dân gian vẫn nói “vắng mợ thì chợ vẫn đông, mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Ngược lại, nếu doanh nghiệp nước ngoài chỉ “hắt hơi, sổ mũi” là nền kinh tế của chúng ta có thể bị rung chuyển.
Rõ ràng, chỉ riêng điều đơn giản đó thôi, thì trong suy nghĩ của FDI, làm sao các doanh nghiệp nội có đủ sức hấp dẫn, cuốn hút để họ “bén duyên”.
Song song, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan về sự chưa “bén duyên” của FDI và doanh nghiệp nội.
Thực tế, hệ số chuyển giao công nghệ từ FDI sang Việt Nam rất thấp, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Trong khi đó, tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản.
Đây là cơ cấu không mong đợi, bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa. Vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng. Vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu. Vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
Phải nói rằng, hướng đầu tư này mang tính thực dụng khá cao khi hầu hết các doanh nghiệp FDI đều tận dụng tối đa những ưu đãi về chính sách thu hút, bảo hộ của Việt Nam để nhằm mục đích khai thác, chứ không chỉ vì đầu tư. Đây cũng là một nguyên nhân ngành công nghiệp phụ trợ nước nhà trải qua mấy chục năm vẫn dậm chân tại chỗ.
Vì vậy, ngoài nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế là điều tối cần thiết, thì cần có sự quan tâm nhất định đến dòng vốn đầu tư của FDI, hướng đầu tư của FDI từ Chính phủ, từ Chính quyền địa phương. Đồng thời, bản thân doanh nghiệp nội cũng phải có lòng tự ái để mà “lớn lên”, vì trên danh nghĩa “đồng trang phải lứa” với mình nhưng doanh nghiệp ngoại lại sống khỏe ở ngay chính mảnh đất của mình.
Nếu không, câu chuyện FDI “kết hôn” với các doanh nghiệp nội vẫn là một điều quá xa vời. Và thực chất của những con số tăng trưởng kia không có ích nhiều cho đời sống dân sinh.