Câu chuyện vượt khó khởi nghiệp thành công của anh nông dân tỉnh Gia Lai

MAI CHIẾN 25/03/2024 05:31

Vụ nào cũng thế, năm nào cũng vậy, sản phẩm nông dân làm ra như rau, hoa quả bị thương lái ép giá khiến đầu ra bấp bênh, chứng kiến nỗi khổ đó, chàng trai khởi nghiệp được quê hương trả quả ngọt.

>>Khởi nghiệp từ sản phẩm quê hương

Lớn lên ở mảnh đất xã An Phú thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, anh Nguyễn Vũ Phú Trường, 37 tuổi luôn chứng kiến sản phẩm của nông dân làm ra bị thương lái ép giá, bấp bênh. Nhiều lần người dân đã đổ bỏ đi vì có thu hoạch cũng lỗ công. Biết Trường làm việc tại Hội chữ thập đỏ xã, nhiều vụ nông dân cho không ruộng rau để đem đến các cơ sở từ thiện, mái ấm.

Hiểu được nỗi khổ của người nông dân, vất vả cả mùa vụ nhưng sản phẩm làm ra không bán được, đem vứt hoặc cho đi. Đầu tư và công sức của người nông dân trở thành hoang phí kém hiệu quả. Trường kể “đôi lúc đến lấy rau đem đi các mái ấm, cơ sở từ thiện nhìn thấy gương mặt của các cô, các chú buồn buồn làm mình cũng buồn lây. Những hôm nắng chói chang, áo người nông dân đẫm mồ hôi. Cực nhọc là vậy, nhưng sản phẩm không có đầu ra ổn định, bấp bênh, bị ép giá. Từ đó mình mới thấy thương và quyết tâm khởi nghiệp để tạo một kênh tiêu thụ sản phẩm cho người dân.”

1.Thu hái lá ổi của người nông dân để làm trà

Thu hái lá ổi của người nông dân để làm trà

Năm 2022 Nguyễn Vũ Phú Trường đã quyết tâm khởi nghiệp để tăng thêm kênh tiêu thụ nông sản cho người dân trong xã và khu vực xung quanh. Để thuận lợi cho việc tiêu thụ, Trường đã mạnh dạn đi đăng ký hộ kinh doanh tại Phòng Kế hoạch tài chính thành phố Pleiku với số vốn ban đầu là 100 triệu đồng.

Sau khi đủ pháp lý, Trường nhờ người già trong gia đình và trong xóm tư vấn làm trà. Sản phẩm gắn liền với sức khoẻ, được chọn nhiều nhất. Do đó, sau nhiều tháng loay hoay lựa chọn, Trường đã cho ra mắt 4 sản phẩm là trà Tía Tô, trà lá ổi, trà đinh lăng, trà lạc tiên. Các sản phẩm được Trường chọn, có vùng nguyên liệu ổn định từ người nông dân. Đồng thời tăng thêm kênh tiêu thụ đảm bảo giá. Hiện nay với mỗi kg các loại lá, Trường thu mua từ 25 ngàn đồng đến 60 ngàn đồng.

Lá ổi, lá tía tô, lá đinh lăng mua của nông dân xã An Phú, cây và lá lạc tiên mua của nông dân ở xã Glar huyện Đắk Đoa. Mỗi tháng tiêu thụ hơn 100 kg cân lá tươi cho nông dân hai xã.

Sau khi thua mua về, Trường cùng 1 đến 2 nhân viên cắt để phơi hoặc sấy. Sau khi khô, các loại lá được thêm nguyên liệu thảo dược khác để tạo thành trà. Ngoài giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cơ sở sản xuất trà của gia đình Trường cũng tạo ra việc làm ổn định cho 2 người trong xã với mức lương trên 3 triệu đồng.

Năm 2023, sản phẩm trà “làm ra từ tình yêu với người nông dân” đã được UBND tỉnh Gia Lai xếp hạng 3 sao. Trường cho biết “đây là thành quả của một quá trình, từ thu mua đến vận động người dân sản xuất sạch để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm.”

>>Câu chuyện khởi nghiệp của nữ giáo viên với sản phẩm tinh dầu dược liệu

Chị Nguyễn Thị Hiệp - Chủ tịch UBND xã An Phú, thành phố Pleiku nhận xét “Trường đang làm được một việc rất tốt, không chỉ bao tiêu đầu ra sản phẩm cho người nông dân, mà còn từng bước giới thiệu nông sản của địa phương tới thị trường trong và ngoài tỉnh. UBND xã cũng đã hoàn thiện hồ sơ OCOP, giúp sản phẩm của hộ kinh doanh Nguyễn Vũ Phú Trường đạt được OCOP 3 sao. Sản phẩm trà cũng đã từng bước được thị trường tiếp nhận và yêu thích, đây chính là thuận lợi để Trường vượt khó khởi nghiệp thành công.”

Một trong 4 sản phẩm trà đang được bán trên thị trường

Một trong 4 sản phẩm trà đang được bán trên thị trường

Hiện nay, ngoài giờ làm công tác Chữ thập đỏ, Trường cũng dành nhiều thời gian đem sản phẩm đi tiếp thị ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Chỉ chưa đầy một năm bước chân vào thị trường, sản phẩm trà của gia đình Trường đã có tốc độ phát triển khá, ngoài các đại lý tại tỉnh Gia Lai, còn có thêm nhiều đại lý tại thị trường Bình Định, Phú Yên. Hiện mỗi tháng có tổng doanh thu hàng tháng trên 60 triệu đồng.

Ngoài 4 sản phẩm đang bán, Trường cũng tiếp tục nghiên cứu sản phẩm mới. Đồng thời, tiếp tụ đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Ước mơ của Trường là giúp sản phẩm của người nông dân có đầu ra ổn định, đồng thời bản thân có thể làm giàu trên quê hương. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy khởi nghiệp từ Techfest địa phương

    Thúc đẩy khởi nghiệp từ Techfest địa phương

    09:05, 23/03/2024

  • Lạng Sơn: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm

    Lạng Sơn: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm

    11:09, 23/03/2024

  • Khởi động bình chọn “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024”

    Khởi động bình chọn “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc 2024”

    16:56, 21/03/2024

  • NextUp - vườn ươm và quỹ đầu tư Startup thương mại điện tử Việt

    NextUp - vườn ươm và quỹ đầu tư Startup thương mại điện tử Việt

    12:06, 18/03/2024

  • Doanh nghiệp khởi nghiệp nỗ lực cải tiến công nghệ phát triển xe điện giá rẻ

    Doanh nghiệp khởi nghiệp nỗ lực cải tiến công nghệ phát triển xe điện giá rẻ

    04:34, 17/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Câu chuyện vượt khó khởi nghiệp thành công của anh nông dân tỉnh Gia Lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO