Tín chỉ carbon có thể được hình thành từ nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, bời lời, mít, cà phê nếu được khảo sát và xác lập theo tiêu chí tứ đối tác.
>>Lâm Đồng: Doanh nghiệp đề xuất cây trồng có thể khai thác tín chỉ carbon
Đây là khẳng định của ông Lương Ngọc Trường – Giám đốc Công ty TNHH đầu tư FDI Việt Nam cho hay “các cây lâu năm như cây điều, cây bời lời, cây cao su có thể xác lập tín chỉ carbon để bán trên thị trường”.
Doanh nghiệp này đang xin chủ trường để triển khai khảo sát xác lập, khai thác thị trường carbon tại tỉnh Lâm Đồng và đã được chuyển hồ sơ cho các sở, ngành xem xét tham mưu cho UBND tỉnh.
Tại Tây Nguyên, riêng diện tích cao su đạt 251.348 ha, trong đó có 139.115 ha đã được khai thác mủ. Đồng thời, khu vực này có 220 dự án chuyển đổi từ rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang việc trồng cây cao su, với tổng diện tích là 73.131 ha. Tiếp đến là diện tích cây điều với hơn 70.000 ha, diện tích cây bời lời hàng chục ngàn ha và sau cuối là diện tích mít. Các doanh nghiệp vẫn có thể khoanh vùng, xác lập tín chỉ carbon để bán trên thị trường.
Riêng cây cà phê, Giám đốc tổ chức chương trình Rainforest Alliance Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thiết cho biết: “đối với cây cà phê chúng tôi sẽ phối hợp làm thí điểm với 3 công ty và hướng đến khoảng 70.000 ha trong khu vực tới năm 2025. Sau đó sẽ hướng tới trồng cà phê sinh thái tạo ra môi trường cảnh quan xanh mát, tăng thu nhập cho người dân bằng cây ăn quả và tiền carbon này”.
Ngoài ra, theo sổ tay của Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực Cộng đồng thì cây tre, luồng, nhãn nếu trồng tập trung theo khu vực có thể tận dụng để bán tín chỉ carbon. Những loại cây này đều hiện diện ở khu vực Tây Nguyên nhưng được trồng nhỏ lẻ và chưa có quy hoạch.
>>Cần hành lang pháp lý hoàn thiện cho thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Như vậy, khu vực Tây Nguyên đang sở hữu rất nhiều loại cây trồng dài ngày có thể khai thác phục vụ bán tín chỉ carbon. Điều này cũng đổi hỏi các tỉnh trong khu vực phải quy hoạch vùng trồng, để người nông dân có thể hưởng lợi từ nhiều nguồn thu nhập.
Để nâng cao lợi ích cho người nông dân, đối tượng sở hữu vườn cây có thể xác lập tín chỉ carbon đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm khảo sát xác lập, khai thác thị trường carbon, như Công ty Ecotree, Công ty TNHH đầu tư FDI Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Lâm… Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree Lê Thanh Tùng cho biết “Thị trường carbon là một thị trường lớn, nhiều dòng vốn ngoại tệ. Khảo sát và xác lập thị trường tín chỉ carbon sẽ thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng GDP cho ngân sách nhà nước”.
“Đây là vấn đề mới mẻ, các doanh nghiệp, người dân vẫn còn hiểu biết chưa nhiều. Cần phải đào tạo, tập huấn để họ nhận thức đầy đủ. Đặc biệt là cơ chế thống kê, đo đếm lượng carbon phát thải và hấp thụ”, ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói về vấn đề này.
Trong khi đó, tỉnh Kon Tum dự báo sẽ có hàng trăm tỷ mỗi năm nếu bán được tín chỉ carbon, góp nguồn lực không nhỏ cho địa phương phát triển. Do đó, ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết: “Tỉnh đã nắm bắt được tiềm năng của sự phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh và khẳng định đây là cơ hội để khai thác tiềm năng vốn có của Kon Tum”.
Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050.
Có thể bạn quan tâm
Cần hành lang pháp lý hoàn thiện cho thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
04:30, 13/06/2024
Lâm Đồng: Doanh nghiệp đề xuất cây trồng có thể khai thác tín chỉ carbon
09:20, 04/06/2024
Chứng chỉ carbon: Thách thức lớn với doanh nghiệp ngành gỗ
09:29, 25/05/2024
Quảng Nam: Doanh nghiệp đồng hành giảm thải khí carbon
10:43, 12/05/2024
Đo lường khí thải carbon: Thị trường tiềm năng mới cho doanh nghiệp
03:30, 07/05/2024
Xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon
12:46, 05/05/2024