Việc có đến 80% startup không thể tồn tại quá 2 năm cũng là chuyện dễ hiểu. Sẽ không bao giờ tồn tại một thị trường mà tất cả các startup đều “sống khỏe”.
Tuy nhiên, theo CEO Nông nghiệp thông minh Nextfarm ông Trần Quang Cường, chính sự “đổ vỡ” này mới xuất hiện những startup thành công.
- Ông đánh giá thế nào khi các startup Việt Nam bắt đầu “bắt tay” vào khởi nghiệp sáng tạo bằng một bệ đỡ tài chính thiếu vững chắc?
Thực tế hiện nay các starup của Việt Nam đang phải tạm dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử, các công ty công nghệ thường gọi vốn từ các quỹ nước ngoài, cho dù có gọi vốn từ các quỹ trong nước thì bản thân quỹ này cũng có yếu tố nước ngoài, quỹ 100% của Việt Nam không có nhiều. Nếu có cũng chủ yếu do cá nhân bỏ vốn, nhưng họ cũng chỉ đầu tư với số vốn “vừa phải”, số lượng các khoản đầu tư không nhiều.
Có thể bạn quan tâm
15:28, 06/03/2020
11:00, 06/03/2020
08:33, 06/03/2020
06:29, 06/03/2020
04:44, 06/03/2020
15:56, 05/03/2020
15:38, 05/03/2020
15:14, 05/03/2020
13:54, 05/03/2020
Tìm hiểu các mô hình đầu tư mạo hiểm của thế giới chúng ta sẽ thấy, nhà nước sẽ có những chứng chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Thậm chí còn bị ràng buộc chỉ được đầu tư tối đa 10% tài sản vào startup, 90% tài sản còn lại đầu tư vào các khoản khác không mang tính mạo hiểm. Như vậy sẽ không gây ra sự đứt đoạn và xáo trộn trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có những cộng đồng đầu tư. Khi đó, chi phí thẩm định, chi phí đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều.
Đây chỉ là những chi tiết rất nhỏ để chúng ta hiểu rằng, cần có sự thúc đẩy cho hệ sinh thái đầu tư, chứ không chỉ riêng sinh thái khởi nghiệp. Chúng ta cần có thêm nhiều các nhân tố mạnh mẽ để hỗ trợ cho việc quản lý, thẩm định, hướng dẫn, điều hướng đầu tư làm sao hiệu quả.
- Theo ghi nhận từ các bộ phận hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp Ban Điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM, vẫn có đến 80% startup không thể tồn tại quá 2 năm hay chỉ có 3% doanh nghiệp đạt tới thành công thực tế. Ông bình luận thế nào về vấn đề này?
Ở đây chúng ta phải hiểu câu chuyện startup mang tính đột phá. Đơn cử, thị trường thường có “dung lượng” riêng, mục tiêu của các startup công nghệ là dùng sức mạnh công nghệ để sớm bao phủ thị thị trường, hoặc độc quyền trên một thị trường nào đó. Việc này sẽ dẫn đến một công ty bao phủ thị trường với diện tích lớn, thì các doanh nghiệp khác sẽ buộc phải rời khỏi cuộc chơi. Sẽ không tồn tại một thị trường mà tất cả các startup đều “sống khỏe”, nếu có như vậy chắc chắn sẽ chỉ là những công ty nhỏ bé.
Ngoài ra, tư duy của các nhà sáng lập ngày này đã khác trước. Trước đây, chúng ta phải rất kín kẽ, chỉn chu mới dám thành lập công ty. Dù có cẩn thận nhưng chỉ sau một đến hai năm số lượng công ty phải ra đi vẫn rất nhiều. Do đó, việc có đến 80% startup không thể tồn tại cũng là câu chuyện dễ hiểu. Cho dù không phải startup công nghệ thì cũng sẽ có những công ty phải dừng lại sau vài năm hoạt động.
Ngày nay số lượng doanh nghiệp thành lập sẽ nhiều hơn, vì thế hệ trẻ đã tự tin thử sức, thậm chí chưa có nhiều tiền vẫn thành lập công ty. Và đi ngược chiều lại cũng sẽ có một số lượng lớn công ty dừng hoạt động. Chính từ sự “đổ vỡ” này mới xuất hiện những startup thật sự thành công.
- Tuy được đánh giá là thuộc top trong khu vực Đông Nam Á, nhưng nguồn vốn rót vào các startup Việt Nam vẫn còn khá thấp nếu so với một vài quốc gia khác trong khu vực. Chẳng hạn, nguồn vốn rót cho các startup Việt Nam ít hơn tới 28 lần so với tại Indonesia, thưa ông?
Chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn nguồn vốn này đến từ đâu. Nếu đến từ các nước bên ngoài, thì tại sao Indonesia lại có được lực hấp dẫn lớn đến như vậy? Indonesia có dân số lớn hơn Việt Nam, họ sẽ có được một thị trường năng động hơn, nên việc các startup được quan tâm cũng là điều dễ hiểu. Hoặc do chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư như thuế rõ nét hơn chúng ta. Nếu nguồn vốn do các nhà đầu tư bên trong Indonesia rót vào thì ở Việt Nam đang thiếu các mạnh thường quân trong nước.
- Một nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại của phần lớn startup, đa số doanh nghiệp khởi nghiệp đang thiếu người dẫn đường, thiếu kinh nghiệm truyền đạt từ những người đi trước; đồng thời nhiều startup thiếu nguồn vốn “tiếp sức” trong giai đoạn tăng tốc, đưa sản phẩm ra thị trường... thưa ông?
Theo quan điểm của tôi, khởi nghiệp là mang tính đột phá, có thể kinh nghiệm của người đi trước chưa hẳn đã đúng. Các startup cần có độ nhạy để sàng lọc những lời khuyên, đồng thời cần có năng lực đủ lớn để tự lựa chọn cho mình một con đường. Sự hỗ trợ của người đi trước như quản trị, tài chính, mạng lưới bạn bè, khách hàng, thị trường…là điều rất quan trọng.
Tuy nhiên, mối quan hệ chiều sâu hay định hướng cho một mô hình nền tảng thì rất ít người có kinh nghiệm để chia sẻ. Vì vậy, các startup cần tìm đến các chuyên gia hay cố vấn từ bên ngoài.
- Xin cảm ơn ông!