Ba hình thức doanh nghiệp, tập đoàn lớn "tiếp sức" cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Diendandoanhnghiep.vn Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam.

Toàn cảnh

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến: "Vai trò của Doanh nghiệp lớn/Tập đoàn trong thúc đẩy khởi nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến: Vai trò của doanh nghiệp lớn/tập đoàn trong thúc đẩy khởi nghiệp, do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều nay (5/3), ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Trong những năm gần đây, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã và đang có những sự phát triển hết sức năng động trong thời gian vừa qua, và thậm chí được đánh giá là hệ sinh thái hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ

Các thành phần của hệ sinh thái có những sự tương tác và tham gia nhất định, đặc biệt là khu vực trường Đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức, hiệp hội, ...

Bên cạnh đó, một thành tố hết sức quan trọng, đó là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn. Vai trò của các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn có vai trò nhất định với các doanh khởi nghiệp. Trên thực chất, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng được rất nhiều khi đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Việc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (KNST) không còn xa lạ trên thế giới nhất là tại những quốc gia có hệ sinh thái KNST phát triển như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore…

Theo ông Đích, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ sự hỗ trợ của các tập đoàn như vốn, kinh nghiệm quản trị…

Ở chiều ngược lại, các tập đoàn sẽ nhận được mô hình kinh doanh tiềm năng, mở rộng khả năng tiếp cận và đáp ứng khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ mới và các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển. Mô hình hợp tác cùng có lợi này hiện cũng dần phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Ông Đích cũng chỉ ra, có ba hình thức và công cụ các doanh nghiệp, tập đoàn sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Thứ nhất, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hỗ trợ bằng cách là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp KNST đặc biệt là các doanh nghiệp KNST theo hình thức B2B. Các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp KNST luôn mang tính đột phá so với quy trình/ sản phẩm truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn khuyến khích đổi mới trong doanh nghiệp để tích hợp và tiếp cận với giải pháp mới đó.

Theo ông Đích, một ví dụ cụ thể là Abivin, một doanh nghiệp khởi nghiệp B2B cung cấp giải pháp tối ưu hóa đường đi, cung cấp phần mềm quản lý vận tải tối ưu, có thể giúp các công ty khách hàng tiết kiệm 30% chi phí logistics. Abivin hiện nay có 10 khách hàng lớn, đều là các khách hàng tên tuổi như Friesland Campina (cô gái Hà Lan), P&G, Highlands Coffee, Tân Cảng Sài Gòn, Habeco, Mesa Group, ngoài ra còn có khách hàng tại Myanmar và Singapore.

Thứ hai, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có thể trở thành đối tác của doanh nghiệp KNST. Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ đòi hỏi khả năng thích ứng và bắt kịp các xu hướng công nghệ mới thì nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn cách hợp tác với doanh nghiệp KNST để tận dụng nguồn lực chất xám và thúc đẩy tăng trưởng.

Việc hợp tác với doanh nghiệp KNST mang lại lợi ích vô cùng lớn về cắt giảm và tối ưu hóa chi phí R&D cho các ông lớn để đầu tư và sản xuất và mở rộng kênh bán hàng. Mặt khác, đối với doanh nghiệp KNST, việc hợp tác với với các doanh nghiệp sẽ giúp họ rút ngắn thời gian chứng minh sản phẩm phù hợp với thị trường.

Trong năm qua, Vietjet đã công bố hợp tác với Swift247 và Grab phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không toàn khu vực Đông Nam Á. Hoặc Tiki cũng mua lại nền tảng phân phối vé sự kiện trực tuyến Ticketbox… Đây là ví dụ điển hình của việc các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có thể trở thành đối tác của các doanh nghiệp KNST.

Thứ ba, là trở thành nhà đầu tư cho doanh nghiệp KNST. Đây cũng là mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua. Một số tập đoàn lớn trong nước như VinGroup, Viettel, CMC, FPT, NextTech… cũng đã thành lập quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sau khi Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có hiệu lực.

Ông Đích nhận định, kênh này đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp KNST Việt Nam khi trước đây chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài.

ÔngÔng Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái; Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI; Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao đỏ, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow.

Từ phải qua trái: Ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Gia đình Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái; Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Trần Xuân Đích - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Cảnh Hồng - Chủ tịch CLB Doanh nhân Sao đỏ, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Eurowindow.

Nhìn chung, việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp như một thực tế không thể tránh khỏi khi một doanh nghiệp phát triển và cần phải đa dạng hóa để tìm đà tăng trưởng mới. Các tập đoàn lớn khi đầu tư cho doanh nghiệp KNST không đơn thuần cung cấp nguồn tài chính mà còn hỗ trợ về cố vấn, tư vấn phát triển sản phẩm/dịch vụ, quản trị hay nền tảng vận hành, công nghệ và khách hang tiềm năng… Ngoài ra, doanh nghiệp KNST còn hưởng lợi từ bộ máy nhân sự chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, tiếp thị, sản phẩm... của các công ty lớn.

Công nghệ là mảng đầu tư tăng trưởng mạnh nhất, chiếm 40% tổng số thương vụ theo báo cáo của Global M&A Review 2018. Các thương vụ tiêu biểu trong năm 2018 gồm Grab mua cổ phần Moca, Sea thâu tóm Foody và Giaohangtietkiem, PropertyGuru mua lại Batdongsan.com, Vntrip sáp nhập Atadi, Scroll đầu tư vào Cát Đông (hiện điều hành CungMua.com, NhomMua.com, Shipto.vn), Yeah1 đầu tư vào Netlink...

Đầu tư vào công nghệ tài chính đang ngày càng nóng ở Việt Nam, đặc biệt là thương vụ đầu tư lên tới 300 triệu USD vào Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay). Theo Nikkei trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư mạo hiểm lĩnh vực Fintech trong khu vực dành cho Việt Nam đạt 36%, tăng lên mạnh mẽ từ con số 0,4% của năm 2018. Đây cũng là lĩnh vực hứa hẹn và tiềm năng trong thời gian tới.

Với tinh thần đó, dù là với vai trò nào, các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn sẽ cùng đồng hành, tìm kiếm cơ hội và kết nối, hợp tác thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ba hình thức doanh nghiệp, tập đoàn lớn "tiếp sức" cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713528882 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713528882 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10