Chậm nhìn lại Thành phố đầu tàu kinh tế

Lê Mỹ 07/02/2019 15:05

Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nước, hàng triệu tâm tư con người đang chờ đợi, quan sát, mong ngóng những hành động của chính quyền đô thị văn minh…

Hiếm hoi trong 365 ngày, chỉ vào những dịp lễ, TP Hồ Chí Minh, nơi có 9,6 triệu dân theo thống kê chính thức nhưng ước tính thực tế có khoảng trên 13 triệu dân, bao gồm những người không có những địa chỉ cụ thể, dù ở thuê và không tham gia khảo sát dân số - mới có một nhịp chậm.

Thách thức và mong đợi

Đây là Thành phố đông dân nhất nước, có tốc độ đô thị hóa lớn nhất nước. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Quản lý và Chính sách công ĐH Fubright, tốc độ đô thị hóa của TP HCM là… vào năm 2017. Tốc độ này sẽ còn tăng lên và trở thành một cơ hội, cũng như thách thức của chính Thành phố nói riêng, vùng kinh tế Đông Nam Bộ nói chung, trong liên từ trường- liên kết dọc và ngang với đầy ảnh hưởng, tác động đa chiều.

Có thể bạn quan tâm

  • TP HCM: Kỳ vọng bứt phá trong năm 2019

    03:24, 05/02/2019

  • TP HCM: Doanh nghiệp ngành du lịch rộn ràng đưa khách du xuân 2019

    14:53, 06/02/2019

  • Đặc sản các vùng miền đổ về TP HCM dịp Tết Nguyên đán 2019

    05:34, 30/01/2019

  • TP HCM: Người dân có thể đón Tết Nguyên đán 2019 ở đâu?

    04:00, 29/01/2019

Có thể nói trong số các thách thức mà TP HCM phải đối mặt trong những năm tới, một thách thức hữu hình và cũng là nan đề khó giải, nhưng phải giải, là tốc độ đô thị hóa quá nhanh kéo theo tình trạng gia tăng dân số ngoài kiểm soát, gây quá tải hạ tầng đô thị. Trong khi đó, hạ tầng đô thị lại đang đối mặt với tình trạng tắc đường và ngập nước. Tắc đường, quá tải lưu lượng người di chuyển trên các tuyến giao thông nội đô và ngoại thành, các tuyến nối liên kết ra ngoài quận huyện đến các vùng lân cận từ cả 4 phía khu Đông, khu Tây, khu Nam, khu Bắc không chỉ trong các giờ cao điểm hay tan tầm đến 2018, đã được xem như “đỉnh điểm” nhưng chưa đến “chiều xuống” của đồ thị hình sin.

Có một người bạn đi Thái Lan về chia sẻ rằng, tầm 10h sáng anh di chuyển bằng taxi đi gặp đối tác. Đến 12h gặp được đối tác thì tới giờ ăn trưa. Ăn trưa xong muốn di chuyển về khách sạn thì lại gặp tắc đường và đành tiếp tục đưa đối tác đi ăn chiều. Đó là tình cảnh tắc đường ở một số “mùa” kinh doanh cao điểm tại Bangkok, thủ đô Thái Lan, nơi cũng đang gặp vấn đề của tốc độ đô thị hóa quá nhanh dù họ đã có quy hoạch đặt tầm nhìn dài hạn.

TP HCM chưa đến mức gặp tình trạng như trên nhưng nếu không giải quyết nhanh, sớm, thì không chỉ tắc đường, những nỗi đau thương từ các trường hợp xe tải nặng chạy cùng làn đường cuốn xe máy, thậm chí đè bẹp ô tô con…có thể tiếp diễn. Giải quyết tắc đường, chưa nói tới ngập úng mà ngay cả những điểm “đô thị chuẩn Singapore” ngay trung tâm Thành phố cũng có thể gặp tình trạng “lội nước tới lưng”, dù đã có nhà đầu tư lên kế hoạch giải ngân hàng nghìn tỷ chống ngập hay đầu tư máy bơm siêu khủng…đã và sẽ là những vấn đề mà tâm tư người dân đô thị văn minh nhất nước trông đợi.

Đất đai – an cư và lạc nghiệp

“An cư mới lạc nghiệp”-lời dạy của ông bà ta xưa, là một trong những kim chỉ nam và trọng trách an sinh của Chính phủ kiến tạo hiện nay. Cũng là trọng trách của chính quyền, các nhà quản lý, là đích đến trong 7 chương trình đột phá của TP đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình từ 2015-2020.

Sau 3 năm của các chương trình đột phá, 2018 đã qua thực sự là một năm “đột phá” về tái tư duy nội hàm “nghĩa tình” – trong mối quan hệ của người dân-chính quyền quản lý. Trong đó, đại án Thủ Thiêm với những bước mở mới, cởi oan, hướng tới đền bù cho các hộ gia đình bị mất đất do quy hoạch và ứng xử quy hoạch sai – có thể xem là bước tiến đặc biệt trong mối quan hệ và hàm nghĩa tư duy lại ấy ở TP mang tên Bác.

Dĩ nhiên, đằng sau đó, không thể không có “kim chỉ nam” chỉ hướng của các nhà lãnh đạo cấp cao hơn, với nỗ lực xây dựng chính quyền thực sự minh bạch, công bằng, của dân, do dân, vì dân phục vụ.

Người dân trên Thành phố, trong 24 quận huyện và xa hơn, ở nhiều vùng đất thuộc nội hàm rộng của không gian mới “vùng TP HCM” -theo quy hoạch và cơ chế vùng kinh tế đặc thù, đâu đó, sau đại án Thủ Thiêm đã khuất lấp hàng chục năm, đã có thể vững tin hơn và những “định nghĩa” văn minh, nghĩa tình. Sự vững tin không chỉ xây từ ý chí điều hành hay định hướng.

2018 trong nhịp chậm nhìn lại, với TP HCM quả là năm đầy chuyển động. Một năm đầu đánh dấu cột mốc TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng, nắm quyền quản lý, ứng xử theo cơ chế kinh tế đặc thù được giao, và đã sử dụng thành công với đảm bảo 18/20 chỉ tiêu trong đó tiếp tục tăng thu ngân sách mạnh mẽ để xứng tầm “đầu tàu kinh tế” – chia sẻ nguồn lực thực cho cả kinh tế vùng lẫn các tỉnh thành nói chung. Cũng là một năm TP HCM “bàn” nhiều về đô thị thông minh với khát vọng mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, cho mọi thành phần, thành tố, phần tử có tên, góp mặt, gắn với đất Sài Gòn, đang đóng góp cho “chất Sài Gòn”ngày càng đẹp hơn.

Sẽ còn rất nhiều điều TP HCM phải làm. Còn rất nhiều vướng mắc phải gỡ. Còn nhiều thách thức, nan đề không dễ vượt qua. Nhưng cái khó, cái thách thức nào, vướng mắc cũng có thể tìm được lối ra, khi TP HCM đang tôn bồi, vun đắp cho căn cốt của mình, từ lợi thế, vị trí của mình; hơn hết, từ lòng dân. Khi lòng dân an yên, đồng thuận, vững tin, khi chính quyền đang chứng tỏ vì dân với thu hút đầu tư ngày càng tốt hơn, lan tỏa hiệu quả cho dân không chỉ ở một môi trường sống, thì mọi khát vọng cất cánh đều đã có lực bẩy, sẵn đường bay.

13 triệu dân và chắc chắn cả nước đang tiếp tục trông đợi, quan sát hành động, giải pháp của chính quyền đô thị văn minh nói riêng, các nhà quản lý nói chung, không chỉ ở năm con Tuất qua, đến con Hợi này, còn thậm chí ở con Tý khôn ngoan lanh lợi khởi đầu chu kỳ 12 con giáp tới, trong thập kỷ tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chậm nhìn lại Thành phố đầu tàu kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO