Chạm vào hạnh phúc!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/03/2023 11:58

Đến cuối cùng, phải chăng nên cố gắng làm hài hòa và cân bằng mọi thứ, ấy mới là con đường ngắn nhất để đạt đến hạnh phúc cho tất cả?

Buhtan, quốc gia không giàu vật chất nhưng được xếp hạng hạnh phúc nhất thế giới

Buhtan, quốc gia không giàu vật chất, nhưng được xếp hạng hạnh phúc nhất thế giới

>>Làm sao để hạnh phúc?

Ở thế kỷ 18, Triết gia người Đức, Emmanuel Kant đưa ra luận điểm nổi tiếng về mỹ học của hạnh phúc: “Vẻ đẹp không nằm trên gò má người thiếu nữ mà nó nằm trong ánh mắt của kẻ si tình”.

Có thể nói, mệnh đề trên đảm nhiệm một dòng tư tưởng về nhân sinh quan, mà đến nay vẫn hiển hiện thường nhật trong đời sống của chúng ta. Có nghĩa rằng, hạnh phúc - đôi khi là cái không xuất phát từ ta mà đến từ ngoại cảnh. Hãy ngẫm xem!

Mà nếu cố định hạnh phúc như Kant thì đâu là vai trò của chủ thể trong thế giới? Liệu con người có thể kiến tạo hạnh phúc hay hoàn toàn phó mặc cho sóng đời xô đẩy?

Góp một trào lưu tư tưởng, Phật giáo luận về “nghiệp” và “luân hồi” cũng có khả năng khai nhận diện hiện tại để đoán trước tương lai, khi cho rằng “gieo nhân nào gặt quả ấy”, “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo, thiện hữu thiện lai”.

Bất kỳ hành động nào của chúng ta đều tạo nghiệp, hành động tốt khởi tạo nghiệp tốt, hành động xấu khởi phát nghiệp báo. Như vậy, có thể phân loại hai dạng hành động, trong đó luôn tồn tại một dạng hành động có thể sản sinh dopamin hạnh phúc.

Có hằng hằng sa số sự kiện lớn nhỏ xảy ra từ cấp độ cá nhân đến tổ chức quốc gia giúp chứng minh rằng: Hạnh phúc hay không hạnh phúc thực sự phát tiết từ hành động của con người.

Đấy, dân tộc Do thái từng bị xua đuổi, tận diệt, nhưng không hề tuyệt diệt nhờ khả năng sản sinh mầm mống của hạnh phúc, đó là gì? Là khả năng học hỏi, sức chịu đựng, óc tháo vát.

Cũng có những đế chế từng làm chủ thế giới, họ gây ra hàng triệu cái chết oan cho đồng loại, và không một đế chế nào còn tồn tại đến ngày nay. Ở góc độ nhân sinh quan Phật giáo có thể giải thích do “ác giả nên ác báo”.

Trái lại, những người tin tưởng Đạo gia lấy “vô vi” làm mãn nguyện, là nhàn hạ, hòa hợp với tự nhiên. Nhưng vô vi/ hạnh phúc của họ có nghĩa là “không làm gì mà không gì không làm.

Hạnh phúc không phẳng như mặt hồ mùa thu, mà nó là những lớp sóng cuộn trào, nhấp nhô, quằn quại. Vì trong mỗi con người đều sở hữu cho riêng mình một chiếc “túi hạnh phúc” không bao giờ giống nhau.

Với người nghèo, hạnh phúc là có chén cơm mỗi ngày; với người giàu hạnh phúc còn phức tạp hơn nhiều,... Cho nên, không có thước nào đo được hạnh phúc, không thể tồn tại hệ quy chiếu nào soi sáng hết được mọi ngõ nghách của hạnh phúc.

Tôi và chúng ta có thể là vậy, nhưng với nhà bác học Einstein thì “Ba điều trong số những cố gắng của con người: Của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự xa hoa đối với tôi luôn luôn là đáng khinh bỉ”.

Làm sao để hạnh phúc?

Làm sao để hạnh phúc?

Đến cuối cùng, phải chăng nên cố gắng làm hài hòa và cân bằng mọi thứ, ấy mới là con đường ngắn nhất để đạt đến hạnh phúc cho tất cả? Khi mỗi cá nhân mang một nguồn cảm hứng hạnh phúc riêng biệt thì cần đến sức mạnh của thiết chế chính trị để làm tổng hòa chúng lại.

Nói cách khác, đó là nhiệm vụ của chính sách, của giai tầng lãnh đạo xã hội. Chính sách tiết ra từ cuộc sống và hòa mình vào cuộc sống, đó là một khía cạnh của hạnh phúc quốc gia. Cá nhân vì cộng đồng, cộng đồng vì cá nhân, ấy là mẫu số chung của hạnh phúc xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Lãnh đạo hạnh phúc thì doanh nghiệp hạnh phúc

    Lãnh đạo hạnh phúc thì doanh nghiệp hạnh phúc

    03:30, 08/03/2023

  • Tết hạnh phúc đến những người có hoàn cảnh khó khăn

    Tết hạnh phúc đến những người có hoàn cảnh khó khăn

    15:00, 18/01/2023

  • Tết An Bình 2023: “Hành trình gieo mầm hạnh phúc”

    Tết An Bình 2023: “Hành trình gieo mầm hạnh phúc”

    15:42, 09/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chạm vào hạnh phúc!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO