Sự bùng nổ của ChatGPT sẽ thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhiều hơn và tốt hơn tại Việt Nam.
Là trình duyệt và công cụ tìm kiếm Make in Việt Nam duy nhất, Cốc Cốc đã nhanh chóng nhập cuộc chơi, ưu tiên phát triển dịch vụ ChatGPT cho người dân Việt Nam.
>>Người Việt tìm kiếm gì nhiều nhất trên Cốc Cốc năm 2022?
ChatGPT - “cơn sốt” mới của làng công nghệ thế giới
Số liệu từ Báo cáo xu hướng tìm kiếm nổi bật của người Việt do Cốc Cốc phát hành mới đây cho thấy, “ChatGPT” lọt top từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất quý 1/2023. Xu hướng này bắt nguồn từ “cơn sốt” với chatbot mang tên ChatGPT.
Tháng 1/2023, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng hoạt động, trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Với mức tăng trưởng về từ khoá tìm kiếm lên tới 41 lần so với quý 4/2022, “hiện tượng” ChatGPT vẫn chưa hạ nhiệt và đang tiếp tục được đông đảo người dùng Việt quan tâm.
Về bản chất, ChatGPT dựa trên mô hình ngôn ngữ trong “AI tạo sinh” (Generative AI). Đây là một hệ thống giao tiếp hoặc trò chuyện (từ “chat” trong tên gọi đã giải thích điều này). Đơn giản hơn, ChatGPT chính là công cụ mà khi người dùng hỏi, hệ thống sẽ phản hồi bằng văn bản.
“Sóng gió” từ ChatGPT cho công cụ tìm kiếm
Với sự bùng nổ từ ChatGPT và khả năng tương tác với con người từ sản phẩm này, nhiều người cho rằng ChatGPT sẽ dần thay thế công cụ tìm kiếm.
Nhận xét về điều này, ông Nguyễn Vũ Anh - Tổng Giám đốc của Cốc Cốc nhận định, “ChatGPT là một bước đột phá trong AI, đặc biệt tốt trong việc tạo và đề xuất văn bản (text). Sự bùng nổ của ChatGPT không phải là một mối đe doạ với các công cụ tìm kiếm truyền thống. Ngược lại, ChatGPT sẽ tạo ra một “cú hích” để phát triển sản phẩm tốt hơn. Chẳng hạn, việc ứng dụng AI vào công cụ tìm kiếm có thể cải thiện kết quả truy vấn cho người dùng”.
>>Cốc Cốc và hành trình chinh phục 50 triệu người dùng Việt
>>Cốc Cốc đạt tiêu chí nền tảng số phục vụ người dân
>>Import Domain - Bí kíp chuyển quảng cáo tìm kiếm từ Google Ads lên Cốc Cốc Ad Platform dễ dàng và nhanh chóng
Thậm chí, đây là một cuộc đua, là cơ hội rất lớn cho các đơn vị phát triển công cụ tìm kiếm. Bên nào ứng dụng thành công sẽ chiến thắng. Các đơn vị nhỏ thì có cơ hội cạnh tranh và thậm chí là chiến thắng các gã khổng lồ trên thế giới (big players). Còn với Google, nếu họ nghiên cứu thành công thì sẽ tạo bước phát triển nhảy vọt cho sản phẩm, ông Nguyễn Vũ Anh cho biết thêm.
Theo đó, các công cụ tìm kiếm có thể ứng dụng AI vào cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, đặc biệt là kết quả tìm kiếm văn bản (general text) hay con người (personal questions). Bên cạnh đó, với tương lai giao tiếp giữa người và máy (hệ thống) được ChatGPT mở ra, người dùng có thể sẽ thay đổi cách truy xuất và tìm kiếm thông tin đối với những công cụ tìm kiếm thông thường. Chẳng hạn thay vì hiển thị kết quả là danh sách các trang web thì các công cụ tìm kiếm có thể “đọc” các trang web rồi hiển thị kết quả dạng tóm tắt nội dung.
ChatGPT của Việt Nam?
Cũng theo CEO của Cốc Cốc, trong bối cảnh làn sóng AI và các công cụ tương tự như ChatGPT được ưa chuộng, các công cụ tìm kiếm cần cải thiện sản phẩm, kỹ thuật và hệ thống để tăng cường truy xuất. Việc này bao gồm xác định các trang web có kết quả phù hợp nhất, sau đó xử lý ngôn ngữ để “đọc” chúng rồi hiển thị cho người dùng.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các công cụ tìm kiếm tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm truyền thống, thay đổi thói quen sử dụng của người dùng. Như việc cung cấp các câu trả lời soạn sẵn được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau, thay vì chỉ cung cấp một loạt trang web để người dùng tự nghiên cứu.
Chia sẻ về kế hoạch của Cốc Cốc, ông Nguyễn Vũ Anh cho biết trình duyệt và công cụ tìm kiếm “Make in Việt Nam” này sẽ không nằm ngoài cuộc chơi. Trong tương lai, Cốc Cốc sẽ tạo ra một công cụ ChatGPT được “huấn luyện” đặc biệt để xử lý ngôn ngữ tiếng Việt.
Cụ thể, đối với kế hoạch ứng dụng AI, Cốc Cốc cũng đã tích hợp vào một số công cụ trong nền tảng tìm kiếm của mình. Dù hiện tại AI là chủ đề "hot" và công nghệ đằng sau ChatGPT chắc chắn là một bước đột phá. Tuy nhiên, mô hình các mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM) trong công cụ tìm kiếm không phải là mới. Bản thân, Cốc Cốc cũng ứng dụng mô hình này từ rất lâu rồi. Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ sớm ra mắt hộp trả lời trên công cụ tìm kiếm, giúp hiển thị nội dung tóm tắt đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Xa hơn, Cốc Cốc cũng đang làm việc để tạo ra một công cụ ChatGPT được “huấn luyện” đặc biệt để xử lý ngôn ngữ tiếng Việt: “Chúng tôi hy vọng việc cải tiến công cụ tìm kiếm hay phát triển các tính năng như ChatGPT sẽ giúp người dùng Việt có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm. Từ đó có thể phục vụ người dùng tốt hơn, cải thiện trải nghiệm khi sử dụng Cốc Cốc”, ông Nguyễn Vũ Anh nhấn mạnh.
Dẫu biết rằng AI là một lĩnh vực nghiên cứu đắt đỏ, tính theo đơn vị triệu đô. Các doanh nghiệp công nghệ Việt không có lợi thế về nguồn lực (cả về tài chính và nhân lực) so với thế giới. Với tiềm năng và sự quyết tâm từ những công ty công nghệ như Cốc Cốc, người Việt hoàn toàn có quyền tin tưởng sẽ sớm được trải nghiệm một sản phẩm ChatGPT của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
14:26, 17/01/2023
11:00, 29/12/2022
12:52, 07/10/2022
16:05, 13/09/2022