Các chuyên gia cảnh báo các kho dự trữ khí đốt của châu Âu chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong 2 tháng cao điểm của mùa đông.
>>Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt
Mặc dù đã lấp đầy thành công kho chứa khí đốt trước mùa đông năm nay, nhưng Châu Âu có nguy cơ đối mặt cuộc khủng hoảng khí đốt. Trên thực tế, tình hình đối với châu Âu có thể tồi tệ hơn vào mùa đông tới khi nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga sẽ tiếp tục suy giảm nghiêm trọng.
Các hộ gia đình và doanh nghiệp tại châu Âu đã chứng kiến tổng chi phí năng lượng tăng thêm 1,06 nghìn tỷ USD (khoảng 1 nghìn tỷ euro), theo ước tính của tổ chức tư vấn kinh tế châu Âu Bruegel.
Theo các nhà phân tích của Bruegel, nếu các chính phủ ở châu Âu không làm gì khác ngoài việc cung cấp các gói hỗ trợ tài chính để bù đắp cho việc tăng giá khí đốt, thì số tiền này sẽ chiếm tới 6% GDP hàng năm của EU. Trong khoảng 12 đến 24 tháng tới, chúng ta sẽ biết Châu Âu có thể đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hay không.
Các địa điểm lưu trữ khí đốt tự nhiên ở EU bắt đầu cạn kiệt, với mức lưu trữ ở mức 84% tính đến ngày 17/12. Lượng hàng tồn kho cao hơn so với thời điểm này năm ngoái, nhưng thử thách thực sự đối với châu Âu sẽ đến vào năm tới khi các nước sẽ phải bổ sung đầy đủ các kho chứa khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong mùa đông các năm 2023 và 2024.
Đây là lúc việc lập kế hoạch trở nên phức tạp hơn, tùy thuộc vào mức tồn kho sẽ thấp như thế nào sau mùa đông này. Các chuyên gia dự đoán nhu cầu khí đốt sẽ tăng ở châu Âu vào đầu năm 2023, kéo theo nguy cơ giá tăng mạnh. Giá khí đốt hiện đã tăng hơn 40% so với tháng trước, dù châu Âu mới đón những đợt tuyết đầu mùa.
Với mức tiêu thụ khí đốt thấp hơn và lượng khí đốt của Nga chảy qua các đường ống không nhiều, EU đã tiếp tục cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga, từ khoảng 40% nguồn cung khí đốt nhập khẩu trước khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine, xuống còn dưới 9%.
>>Nga xây dựng liên minh khí đốt đối phó với EU
Ông Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công tư vấn Eurasia Group ở New York nhận định, EU đã khá may mắn trong năm nay khi thời tiết ôn hòa suốt mùa Thu và mùa Đông cũng ấm hơn so với trung bình mọi năm. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhiệt độ sẽ ôn hòa trong phần còn lại của mùa Đông hoặc cho cả năm 2023. Nếu không có các biện pháp khẩn cấp, mức thiếu hụt khí đốt vào năm 2023 cũng sẽ lên tới 60 tỷ m3, thay vì khoảng 30 tỷ m3.
Báo cáo thường niên của Trafigura, một trong những nhà kinh doanh hàng hóa và dầu mỏ độc lập lớn nhất thế giới cho biết: “Trong tương lai, thị trường khí đốt và LNG sẽ tiếp tục biến động mạnh. "Mặc dù châu Âu có thể tránh mất điện vào mùa đông này bằng cách sử dụng hàng tồn kho và cắt giảm nhu cầu sử dụng, nhưng họ sẽ cần phải nhập khẩu một lượng lớn LNG vào năm 2023 do dòng chảy từ Nga tiếp tục giảm mạnh”, báo cáo này nêu rõ.
Những bất ổn lớn về thời tiết và khả năng cạnh tranh của EU cùng việc gia tăng nhu cầu LNG ở châu Á sẽ quyết định châu Âu sẽ ra sao trong mùa đông tới. Các nhà phân tích Ole Hvalbye và Bjarne Schieldrop của Ngân hàng SEB nhận định: "Thị trường LNG trong năm 2023 sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các khu vực, bởi nguồn cung LNG sẽ ít hơn, nhưng nhu cầu sẽ tăng lên, đặc biệt từ Trung Quốc".
Có thể bạn quan tâm
Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt
13:35, 01/12/2022
Nga xây dựng liên minh khí đốt đối phó với EU
04:00, 30/11/2022
Châu Âu và thách thức làm đầy kho dự trữ khí đốt
04:00, 07/10/2022
Châu Âu đối mặt với mùa đông thiếu khí đốt
03:30, 04/10/2022
Đường vòng của khí đốt Nga đến châu Âu
03:00, 18/09/2022