Châu Âu "lục đục" nội bộ vì ngũ cốc Ukraine

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều quốc gia châu Âu như Ba Lan, Hungary... lo ngại nguồn ngũ cốc Ukraine ảnh hưởng nặng nề đến nông dân của họ. Đặc biệt với Romania, tình hình còn phức tạp hơn.

Các nước châu Âu lại mâu thuẫn vì đề xuất gia hạn lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc Ukraine

Các nước châu Âu lại mâu thuẫn vì đề xuất gia hạn lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc Ukraine

>> Ai có thể "định nghĩa" hòa bình Nga - Ukraine?

Kể từ khi xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua đường Biển Đen bị chặn lại do Nga rút khỏi thỏa thuận, các đồng minh, láng giềng Slovakia, Ba Lan, Hungary đã mở đường cho ngũ cốc Ukraine đi qua lãnh thổ của mình để đến với thị trường tiêu thụ xa hơn.

Sản xuất ngũ cốc là nguồn thu chủ yếu của hàng chục triệu nông dân Ukraine, nó trở nên cực kỳ quan trọng trong bối cảnh chi phí cho chiến sự Nga - Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền Tổng thống Zelensky.

Nhưng vấn đề đã xuất hiện khi ngũ cốc và hạt có dầu tràn vào các nước láng giềng đã làm giảm giá ở đó, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân địa phương và dẫn đến việc các quốc gia này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.

Hồi tháng 5/2023, EU đã can thiệp để ngăn chặn từng quốc gia đơn phương áp lệnh cấm với ngũ cốc Ukraine. Theo đó, Kiev có thể thông qua các nước láng giềng để giải phóng ngũ cốc nhưng sản phẩm phải được bán tại các thị trường thứ 3.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hoan nghênh quyết định của EU không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ từ Ukraine. Nhưng 3 trong số 5 nước EU là láng giềng với Ukraine cho rằng họ hành động là để đảm bảo lợi ích nền kinh tế của chính mình. Ngũ cốc đã khơi dậy sự chia rẽ trong EU liên quan đến mối lo ngại tác động của chiến sự Nga - Ukraine đối với nền kinh tế của các quốc gia thành viên.

Đơn cử, Hungary đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong, theo một sắc lệnh của chính phủ công bố hồi tuần trước.

>> Khủng hoảng ngũ cốc “tiếp lửa” chiến sự Nga - Ukraine

Romania lo ngại bị cuốn vào chiến tranh do hoạt động xuất khẩu ngũ cốc Ukraine

Romania lo ngại bị cuốn vào chiến tranh do hoạt động xuất khẩu ngũ cốc Ukraine

EU đã cố gắng tháo gỡ bằng cách tạo ra “Làn đường đoàn kết” giúp Ukraine xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Năm ngoái, Ukraine đã chuyển 60% hàng xuất khẩu của mình qua hàng lang này và 40% qua Biển Đen thông qua một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian - nhưng đã thất bại vào tháng 7/2023.

Vào tháng 8, khoảng 4 triệu tấn ngũ cốc Ukraine đã đi qua “Làn đường đoàn kết”, trong đó gần 2,7 triệu tấn đi qua sông Danube. Ủy ban châu Âu muốn tăng xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua ngả Romania hơn nữa nhưng kế hoạch này đã trở nên phức tạp do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga vào cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine dọc sông Danube và gần biên giới Romania.

Điều này khiến người dân Romania lo ngại bị cuốn vào chiến sự Nga - Ukraine. Nếu UAV Nga bay chệch mục tiêu và lao vào lãnh thổ Romania, xung đột quân sự quy mô lớn với Nga có thể bùng nổ, bởi NATO có trách nhiệm bảo vệ thành viên theo điều khoản phòng thủ chung của khối.

Trước các cuộc bầu cử địa phương, quốc hội, Tổng thống trong năm 2024, đảng AUR theo chủ nghĩa dân tộc của Romania đã đạt được một số thắng lợi khi thúc đẩy thông điệp chống Ukraine.

Có thể thấy châu Âu ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine, trong đó kinh tế, an ninh lương thực, năng lượng là những vấn đề rất nhạy cảm, có thể kéo theo các cuộc biểu tình quy mô lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu "lục đục" nội bộ vì ngũ cốc Ukraine tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714394876 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714394876 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10