Nga cảnh báo đáng sợ sau khi phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

CẨM ANH 22/07/2023 03:30

Sau khi Nga không gia hạn thoả thuận ngũ cốc, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố một số khu vực trên Biển Đen tạm thời bị coi là không an toàn cho hoạt động hàng hải.

>>Nga nối lại thoả thuận ngũ cốc, chiến sự Nga- Ukraine vẫn nóng

Tàu chiến Nga diễn tập bắn đạn thật, thực hành nội dung phong tỏa các khu vực ở Biển Đen

Tàu chiến Nga diễn tập bắn đạn thật, thực hành nội dung phong tỏa các khu vực ở Biển Đen

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các khu vực này nằm ở phía Tây Bắc và Đông Nam của Biển Đen, đồng thời cho biết tất cả cảnh báo hàng hải cần thiết đã được công bố theo các thủ tục hiện hành.

Bên cạnh đó, các quốc gia có cờ được treo trên tàu đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen cũng có nguy cơ bị coi là bên tham gia vào chiến sự Nga- Ukraine và Moscow sẽ coi các quốc gia này đứng về phía Kiev.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Moscow dừng gia hạn thoả thuận ngũ cốc Biển Đen vì cho rằng những điều khoản liên quan tới quyền lợi của nước này không được thực hiện. Tuy nhiên, nước này cho biết, vẫn có thể xem xét quay lại thỏa thuận nếu thấy kết quả cụ thể.

Trước động thái trên, ông John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói: “Chúng tôi tin rằng đây là một nỗ lực có chủ ý để biện minh cho bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các tàu dân sự ở Biển Đen, và sau đó đổ lỗi cho Ukraine”.

Tương tự, Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Olivia Dalton khẳng định Mỹ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đen và cho rằng Nga có thể mở rộng các đợt tập kích vào Ukraine và nhằm vào cả tàu vận tải dân sự trong khu vực.

Có thể thấy, thỏa thuận ngũ cốc đạt được vào mùa hè năm ngoái, có lẽ là điểm sáng duy nhất trong hơn một năm chiến sự Nga- Ukraine, làm giảm bớt nguy cơ xảy ra nạn đói ở các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu của Ukraine. Với sự sụp đổ rõ ràng của thỏa thuận này, giá lúa mì đã tăng 12%.

Các cảng của Ukraine không phải là nơi duy nhất mà Nga và các đồng minh phô trương sức mạnh. Hơn một tuần sau khi Thụy Điển đạt được thỏa thuận gia nhập NATO, Belarus, một đồng minh thân cận của Nga cho biết lính đánh thuê từ Tập đoàn Wagner của Nga đang huấn luyện quân đội ở biên giới với Ba Lan, một thành viên của NATO.

>>"Kế hoạch B" của Ukraine sau khi Nga phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

Tàu thuyền đi qua Eo biển Bosphorus ngày 31/10/2022. Ảnh: Reuters

Tàu thuyền đi qua Eo biển Bosphorus ngày 31/10/2022. Ảnh: Reuters

Dù thái độ của cả hai bên có gay gắt đến đâu, các nhà phân tích cho rằng khả năng xảy ra chiến sự Nga- Ukraine trên diện rộng ở Biển Đen là không thể xảy ra. Theo ông Sidharth Kaushal, chuyên gia nghiên cứu về sức mạnh trên biển tại Viện Royal United Services, mục tiêu chính của Nga là gây thêm tổn thất lên nền kinh tế Ukraine, và nếu họ có thể làm điều đó mà không cần nổ súng, họ sẽ rất vui mừng.

Ông nói thêm, về cơ bản, các tính toán của Nga không thay đổi: gây thiệt hại cho nền kinh tế Ukraine và thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của phương Tây mà không mở rộng một cuộc chiến tranh mà nước này đã vấp phải.

Một số ý kiến khác cũng cho biết, chiến lược của Nga là sử dụng các mối đe dọa đối với vận chuyển thương mại để tăng phí bảo hiểm, với hy vọng rằng những thiệt hại về mặt tài chính sẽ cắt đứt các chuyến vận chuyển ngũ cốc và buộc phương Tây phải gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đang bóp nghẹt thương mại của Nga.

Hiện nay, vẫn chưa rõ liệu các tàu thương mại có mạo hiểm đi qua Biển Đen hay không, phí bảo hiểm có thể là bao nhiêu và liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể tìm ra các tuyến đường vận chuyển thay thế hay không.

Trước khi thỏa thuận ngũ cốc được ký kết, Ukraine đã tăng cường xuất khẩu bằng các phương tiện như xe tải, tàu hỏa và sà lan sông. Các chuyên gia tại Rabobank, một ngân hàng Hà Lan cho biết rất có thể Ukraine vẫn xuất khẩu phần lớn lúa mì, ngô, lúa mạch và hạt hướng dương của mình thông qua các tuyến đường thay thế. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ trở nên đắt đỏ hơn và cơ sở hạ tầng đường sắt sẽ có nguy cơ bị tấn công cao hơn.

Ông Josep Borrell Fontelles, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, cho biết Nga không chỉ rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc mà họ còn đang đốt cháy ngũ cốc. “Điều này sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực rất lớn trên thế giới,” ông nói với các phóng viên trước một cuộc họp của EU tại Brussels.

Có thể bạn quan tâm

  • "Kế hoạch B" của Ukraine sau khi Nga phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc

    04:00, 19/07/2023

  • Nga nối lại thoả thuận ngũ cốc, chiến sự Nga- Ukraine vẫn nóng

    Nga nối lại thoả thuận ngũ cốc, chiến sự Nga- Ukraine vẫn nóng

    03:30, 03/11/2022

  • Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc-

    Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc- "thảm họa" với các nước nghèo

    04:00, 01/11/2022

  • Nga

    Nga "phá vỡ" thỏa thuận ngũ cốc, giá lúa mì sẽ tăng vọt

    04:00, 31/10/2022

  • Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận ngũ cốc Nga - Ukraine

    Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận ngũ cốc Nga - Ukraine

    04:30, 08/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nga cảnh báo đáng sợ sau khi phá vỡ thỏa thuận ngũ cốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO