Chi phí logistics “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp

THY HẰNG 21/04/2022 04:00

Chi phí vận chuyển tàu biển, lưu kho tăng phi mã cùng thời gian vận chuyển kéo dài khiến việc kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ngày càng khó khăn.

>>>Phát triển đội tàu container Việt Nam (kỳ II): Nguồn lực nào cho phát triển?

Bà Dương Thị Minh Tuệ, Giám đốc kinh doanh Công ty Gỗ Minh Dương than thở: “Chi phí vận chuyển tàu biển, lưu kho tăng phi mã khiến việc kinh doanh của không chỉ Gỗ Minh Dương mà cả các doanh nghiệp trong ngành ngày càng khó khăn”.

Tính ra, mỗi cái ghế trên container đó phải “cõng” thêm 30 USD tiền vận chuyển khiến nhà xuất khẩu lo đứng ngồi, thấp thỏm cho các hợp đồng đã ký

Tính ra, mỗi cái ghế trên container đó phải “cõng” thêm 30 USD tiền vận chuyển khiến nhà xuất khẩu đứng ngồi, thấp thỏm cho các hợp đồng đã ký.

Thấp thỏm cả hợp đồng đã ký

Cụ thể, cước vận tải biển tăng thẳng đứng khắp các tuyến từ Việt Nam đi Mỹ, đi châu Âu. Mỗi tháng, Gỗ Minh Dương xuất khẩu khoảng 200 container đồ gỗ thành phẩm đi thị trường Mỹ, mức tăng phí vận chuyển bằng container đến nơi này tính bằng số lần, còn đến châu Âu hiện dao động ở mức 12.000-14.000 USD.

“Một container chở sản phẩm của Gỗ Minh Dương từ cảng Cát Lái (TPHCM) đến bờ Đông nước Mỹ có chi phí đến 25.000 USD. Tính ra, mỗi cái ghế trên container đó phải “cõng” thêm 30 USD tiền vận chuyển khiến nhà xuất khẩu lo lắng, thấp thỏm cho các hợp đồng đã ký”, bà Dương Minh Tuệ cho biết.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp cho biết, do chi phí vận chuyển tăng cao liên tục nên có nhà nhập khẩu không chịu nhận hàng lúc này, vậy là Gỗ Minh Dương cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác buộc phải thuê kho bãi để lưu giữ số hàng hóa đó, dẫn đến phát sinh thêm chi phí.

“Bên mua tại Mỹ hiện rất dè chừng trong việc nhập hàng vì họ không thể kiểm soát được chi phí vận chuyển nên không tính được giá bán ra. Nhiều khách hàng có tâm lý chờ giá cước ổn định mới đặt hàng”, bà Tuệ thông tin.

Theo ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) đặc thù của ngành gỗ là kích thước lớn, cồng kềnh, chi phí đóng gói cao, thị trường chủ yếu là các nước châu Âu, chi phí logistics thường chiếm từ 20% - 30% tổng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. 

Được biết, trong số các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, Mỹ chiếm trên 60% kim ngạch, nhưng đây cũng là một trong những thị trường có cước vận chuyển đắt đỏ nhất, trung bình trên 10.000 USD/container. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước cũng liên tục tăng kiến chi phí vận chuyển nội địa tăng theo.  

Không chỉ với ngành gỗ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dệt nhãn Junmay (tỉnh Đồng Nai) Quách Thuận Đức chia sẻ: “Giá vận chuyển hàng hóa gần hai năm qua liên tục tăng khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vì tất cả chi phí đều được cộng vào giá thành của sản phẩm. Hiện nay, chi phí vận chuyển đi châu Âu, Mỹ tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19, nhưng giá bán hàng chỉ tăng nhẹ. Vì thế, công ty tính toán lại tất cả khâu trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí để bù lại”.

Không chỉ chi phí logistics tăng mà thời gian vận chuyển hàng hóa cũng kéo dài thêm 1,5 - 2 lần so với thời điểm đầu năm 2020. Đơn cử như trước đây, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sang Hoa Kỳ mất từ 30-35 ngày, nhưng hiện tăng lên 45-60 ngày.

Điều này buộc các doanh nghiệp xây dựng lại toàn bộ kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn cho phù hợp với tình hình thực tế. Hầu hết doanh nghiệp đều đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đơn hàng để bù cho khoảng thời gian vận chuyển có thể tăng thêm.

>>>Cắt giảm chi phí logistics "tiếp sức" doanh nghiệp ngành gỗ

>>>Doanh nghiệp sẽ "dẫn dắt" nâng cao năng lực nhân lực ngành logistics

Bất ổn hết năm 2023

Lý giải về tình hình logistics căng thẳng trên toàn thế giới, bà Võ Thị Phương Lan, Trưởng ban Vận tải VLA cho biết, nguyên nhân gia tăng cước vận tải biển xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu do dịch COVID-19 khiến công suất vận hành một số cảng biển lớn giảm sút, thời gian quay đầu của tàu lâu hơn bình thường.

chi phí vận chuyển đi châu Âu, Mỹ tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19, nhưng giá bán hàng chỉ tăng nhẹ

Chi phí vận chuyển đi châu Âu, Mỹ tăng gấp hơn 10 lần so với thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19, nhưng giá bán hàng chỉ tăng nhẹ.

Tình hình này chưa được cải thiện khi hiện tượng kẹt cảng tại các khu vực quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu vẫn tiếp diễn và có xu hướng kéo dài. Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero COVID”, do vậy các cảng lớn vẫn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào. Điều này làm cho cước vận chuyển quốc tế tiếp tục bất ổn đến hết năm 2023. 

“Riêng Mỹ, đây không chỉ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam mà cũng là điểm đến mục tiêu của rất nhiều ngành hàng, quốc gia xuất khẩu khác trong khu vực. Các cảng của Mỹ luôn trong tình trạng nhộn nhịp, nhu cầu đặt tàu, container đến Mỹ luôn cao hơn các thị trường khác cũng đẩy giá vận tải đến khu vực này cao hơn. Trong quý I/2022, giá cước đi bờ Đông đã tăng 232%, cước đi bờ Tây tăng tới 318%”, bà Võ Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Đại diện Ban Vận tải VLA cũng cho rằng, về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động thỏa thuận với các hãng vận chuyển cho phép áp dụng chính sách swap container - có nghĩa là khi nhập khẩu một lượng nguyên liệu về, doanh nghiệp thỏa thuận với hãng tàu giữ lại số container rỗng để chuyển hàng xuất khẩu và ngược lại. Việc này giúp việc xuất - nhập khẩu không bị gián đoạn do phải chờ container rỗng và đặt chỗ trên tàu, nhờ đó giảm được chi phí và thời gian vận chuyển.

Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm các đại lý hãng tàu cấp 1, có uy tín trên thị trường để hạn chế tình trạng đặt chỗ qua tay nhiều đại lý dẫn đến giá cước vận chuyển và phụ phí bị đẩy lên cao so với giá công bố của hãng tàu. Đồng thời, phải nắm rõ và kiểm soát được cấu trúc chi phí vận chuyển theo từng tuyến, theo từng đơn vị hàng hóa để có lựa chọn tối ưu cho việc vận chuyển.

Có thể bạn quan tâm

  • ALS - ông lớn logistics hàng không lấn sân lĩnh vực lưu trữ, số hóa tài liệu

    22:21, 19/04/2022

  • Cắt giảm chi phí logistics "tiếp sức" doanh nghiệp ngành gỗ

    13:37, 14/04/2022

  • Doanh nghiệp sẽ "dẫn dắt" nâng cao năng lực nhân lực ngành logistics

    10:39, 14/04/2022

  • Nên phát triển hiệp hội logistics liên kết vùng

    04:00, 13/04/2022

  • Cần chính sách "đột phá" thu hút nhà đầu tư logistics vào vùng ĐBSCL

    00:37, 31/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chi phí logistics “ăn mòn” lợi nhuận doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO