Chi trả lương qua tài khoản và giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

NGUYỄN ĐỨC LỆNH - P.GĐ NHNN chi nhánh TP.HCM 18/01/2024 09:20

Bài học về chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ là bước khởi đầu và mang lại hiệu quả có ý nghĩa đột phá với thanh toán không tiền mặt.

>>>Thanh toán tiền điện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Có thể nói, xét ở góc độ cung ứng sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện nay của các Ngân hàng thương mại và các trung gian thanh toán về mặt chất lượng dịch vụ, số lượng, sự đa dạng của dịch vụ và đặc biệt là tiện ích, lợi ích mang lại cho  người dân, doanh nghiệp và cho nền kinh tế là tối đa và mang ý nghĩa đột phá về phương thức thanh toán, thời gian thanh toán nhờ khả năng ứng dụng công nghệ vượt trội trong hoạt động thanh toán, với những sản phẩm dịch vụ mang đậm dấu ấn của thời đại công nghiệp 4.0, với những hình thức và giao dịch vượt mọi giới hạn như: thanh toán trực tuyến; giao dịch trực tuyến; giao dịch bằng phương thức điện tử...

bản chất hoạt động thanh toán vẫn không thay đổi và vẫn gắn liền với sự ra đời tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng vẫn là trung gian thanh toán. (Ảnh minh họa)

Bản chất hoạt động thanh toán vẫn không thay đổi và vẫn gắn liền với sự ra đời tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng vẫn là trung gian thanh toán. (Ảnh minh họa)

Đó là các sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm của quá trình số hóa các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên bản chất hoạt động thanh toán vẫn không thay đổi và vẫn gắn liền với sự ra đời tất yếu khách quan của hoạt động thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng vẫn là trung gian thanh toán. Nếu muốn thanh toán qua ngân hàng và sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại ngày nay, người dân và doanh nghiệp vẫn phải mở tài khoản tại Ngân hàng. Đây là điểm cốt lõi, cần nhận thức đầy đủ để có giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, với những thay đổi căn bản trong toàn bộ nền kinh tế. Tiếp cận theo giải pháp này, bài học về chi trả lương qua tài khoản theo chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn nguyên giá trị, đó là những quy định hành chính, áp dụng cho đối tượng hưởng lương ngân sách, song là bước khởi đầu và mang lại hiệu quả có ý nghĩa đột phá, cần tiếp tục quan tâm và vận dụng trong lĩnh vực này và một số hoạt động khác có liên quan:

Thứ nhất bài học về chủ trương đúng, trúng của Chính phủ, sự khoa học và phù hợp với thực tiễn khách quan. Trong đó với vai trò là người trả lương, Chính phủ áp dụng biện pháp hành chính, yêu cầu người nhận lương, nhận qua tài khoản ngân hàng thay vì nhận lương bằng tiền mặt theo thông lệ. Sự thay đổi nhỏ này mang lại nhiều ý nghĩa: đó là để đội ngũ cán bộ công chức viên chức tiên phong trong sử dụng dịch vụ tài khoản, thực hiện thanh toán, chuyển tiền qua ngân hàng, nhận, rút tiền qua ngân hàng; đó là sự lan tỏa và thông tin tuyên truyền tích cực về hoạt động dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, sự thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư, bởi đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ công chức viên chức… những điều rất cần và thiết thực trong giai đoạn đầu của quá trình mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Vận dùng bài học này, chúng ta tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 21-CT- TTg ngày 25-11-2022  của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chi trả an sinh  xã hội không dùng tiền mặt, trong đó việc hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cần được tổ chức thực hiện tốt, đặc biệt là các NHTM cần tích cực phối hợp, hỗ trợ cùng các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức thực hiện như cách làm tại một số  Quận, huyện trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, với tinh  thần trách nhiệm cộng đồng và chia sẻ, bởi đây phần lớn là các đối tượng chính sách, những người yếu thế.

Bài học về sự phối hợp để đưa cơ chế chính sách đi  vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả. Thực  hiện chỉ thị 20 về chi trả lương qua tài khoản, theo đó tất cả người hưởng lương từ ngân sách phải nhận lương không bằng tiền mặt, nhận qua tài khoản ngân hàng, với lộ trình áp dụng phù hợp với từng địa phương, từng vùng và có định hướng, kế hoạch, chỉ tiêu đạt được  cụ  thể. Đây là kết quả hội tụ bởi nhiều yếu tố từ công tác tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành liên quan ở cấp trung ương và sở ngành liên quan ở cấp địa phương; công tác phối hợp giữa các sở ngành và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, đến công tác thông tin tuyên truyền và hỗ trợ thực hiện của các NHTM. Giá trị bài học này, đòi hỏi tiếp tục làm tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 21 của Chính phủ, với những chỉ đạo rất cụ thể và gắn với trách nhiệm thực thi, với mô hình tổ công tác để triển khai thực hiện; đôn đốc thực hiện; nắm bắt và chỉ đạo thực hiện…Đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ, khả năng kết nối dữ liệu và số hóa tốt hơn giai đoạn trước đây, nhờ có cơ sở dữ liệu  dân cư, từ đó việc triển khai thực hiện và ứng dụng công nghệ cũng như sử dụng dịch vụ không dùng tiền mặt thuận lợi hơn; quản lý và thực hiện các chương trình an sinh xã hội có hiệu quả, công khai và minh bạch, đúng đối tượng và phát huy vai trò, ý nghĩa của hoạt động này.

Bài học về làm tốt công tác truyền thông và sự sáng tạo trong phát triển dịch vụ ngân hàng của các NHTM, chỉ thị 20 cho đối tượng là người hưởng lương từ ngân sách và trước tiên là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại  các cơ quan đơn vị, vì vậy mức độ chấp hành cao và ý nghĩa truyền thông, lan tỏa rộng, bởi đây là đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức do vậy nhận thức và ý thức chấp hành cao, tuy nhiên thay đổi thói quen cần có thời gian Vì vậy bài học về công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn sử dụng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là sự kết hợp dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, với việc  sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ ATM, kèm với lợi ích về thấu chi; về thanh toán tiền điện, điện thoại; nước và phí bảo hiểm… đã thu hút và khuyến khích hoạt động này không ngừng mở rộng sang các đối tượng khác: cán bộ hưu trí; công nhân tại các KCX- KCN; Doanh nghiệp… với kết quả rất khích lệ  như ngày nay, khi 100% người hưởng lương từ ngân sách nhận lương qua tài khoản. Đây là thành công lớn cần vận dụng để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 21 của Chính phủ về thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Trong đó các NHTM, nhất là các NHTM Nhà nước, NHCSXH  cần tiên phong và vận dụng sáng tạo để tối đa hóa lợi ích cho người thụ hưởng chính sách, cho hoạt động an sinh xã hội gắn với những tiện  ích từ sản phẩm dịch vụ tín dụng cho vay phục vụ đời sống; cho vay tiêu dùng; cho vay tạo công ăn việc làm… sẽ mang lại  hiệu quả cao và phát huy chủ trương chính sách nhân văn của Đảng, Chính phủ về công tác an sinh xã hội, nâng cao cuộc sống người dân và phát triển yếu tố con người.

Trên đây là những bài học  kinh nghiệm thực tiễn quý báu đối với các giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, với yếu tố đột phá từ các hoạt động chi trả lĩnh vực: về chi trả lương qua tài khoản; về chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt hiện nay của Chính phủ, sẻ tạo nhận thức và ý thức trách nhiệm toàn diện trong dân cư, kể cả đối tượng chính sách và người yếu thế, làm tốt sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh và sự thay đổi rất lớn trong toàn bộ nền kinh tế không phân biệt vùng miền, địa phương nơi đô thị hay vùng núi hải đảo xa xôi của Tổ quốc mà kết quả mang lại là trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước và là sự hỗ trợ, chia sẻ, tiên phong và trách nhiệm của các NHTM bằng việc vận dụng sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tiện ích, sự chia sẻ về chi phí dịch vụ, sự kết hợp trong sử dụng dịch vụ … để mang lại lợi ích tối đa cho đối tượng  thụ hưởng chính sách, đó cũng là bài học về giá trị nhân văn trong hoạt động an sinh xã hội cần được phát huy và đồng lòng thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

  • VNG tiếp tục đầu tư mạnh tay cho thanh toán và AI

    VNG tiếp tục đầu tư mạnh tay cho thanh toán và AI

    17:02, 22/07/2021

  • BVBank triển khai thanh toán bằng QR tại Thái Lan

    BVBank triển khai thanh toán bằng QR tại Thái Lan

    16:00, 16/10/2023

  • Thanh toán không dùng tiền mặt tại các quốc gia hàng đầu dự đoán tăng 9% trong năm 2020 do COVID-19

    Thanh toán không dùng tiền mặt tại các quốc gia hàng đầu dự đoán tăng 9% trong năm 2020 do COVID-19

    09:59, 18/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chi trả lương qua tài khoản và giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO