Chọn mô hình tăng trưởng gắn liền hợp nhất mạng lưới và người tiêu dùng offline, số hóa và “trực tuyến hóa” người dùng tại các điểm chạm, Masan phải sở hữu một nền tảng “đầu - cuối” mạnh.
>>Masan hướng đến doanh thu 100.000 tỷ nhờ 3 động lực tăng trưởng
Điều đó, đồng nghĩa đòi hỏi Masan phải đầu tư mạnh tay.
Để phục vụ cho hệ sinh thái tiêu dùng, từ 2022-2023, CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đã tăng tốc đầu tư vào công ty fintech Trust Social 2.500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Masan đã đầu tư 100% vốn cho The Supra, một công ty con về dịch vụ logistic, đi vào hoạt động nhằm số hóa nền tảng logistic, phục vụ hệ sinh thái của tập đoàn.
Bà Đỗ Thị Quỳnh Trang, GĐ Tài chính Masan Group cho biết, The Supra tách ra từ chuỗi cung ứng WinCommer, sau 1 năm tập trung vào vận hành, tối ưu chi phí, năm 2022, đã giúp tiết kiệm chi phí logistic của VinCommerce tới 13-15%.
Theo bà Nguyễn Thị Phương, TGĐ The Supra, Phó Tổng giám đốc WinCommerce, hiện The Supra đã ứng dụng số hóa khoảng 90% trong mọi công đoạn, giúp vận hành tốt chuỗi WinCommerce và Phúc Long. Supra đặt mục tiêu sẽ trở thành Cty Logistic số 1 của Việt Nam, phục vụ cho hệ thống và mở rộng hỗ trợ các công ty ngoài ngành.
>>WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên theo mô hình Premium
Nếu như The Supra là “chìa khóa” góp phần tối ưu hóa trả nghiệm của người tiêu dùng, thì “chìa khóa tổng” cho chiến lược của Masan chính là đổi mới sáng tạo, ông Danny Le-TGĐ Masan cho biết.
Một trong những đổi mới sáng tạo đã được Masan triển khai vào cuối 2022 và đang cho những số liệu hết sức lạc quan, là chương trình Hội viên Win. Masan tiết lộ đã có 4 triệu Hội viên đăng ký trong vòng 6 tháng so với 600.000, vào tháng 1/2023. Trong đó 2 triệu hội viên hoạt động hàng tháng so với 200.000 cùng thời điểm.
Đáng chú ý là chương trình quy mô và tham vọng lớn nhất trong phát triển lẫn đóng góp doanh thu, song chi phí thu hút khách hàng lại thấp nhất, chỉ khoảng 3-5 USD so với 15 USD/ người. Masan đặt mục tiêu sẽ đạt đến 30 triệu-50 triệu Hội viên Win. Và đây sẽ là cơ sở dữ liệu rất lớn để Masan hiểu biết sâu sắc người tiêu dùng, thực sự “kết nối vạn nhu cầu” - mở cánh cổng tiếp cận người tiêu dùng đa năng, phục vụ từ nhu cầu cơ bản, nhu cầu LifeStyle, nhu cầu tài chính, qua mạng lưới online đến offline sâu rộng nhất.
Trên nền tảng đã được hiện thực hóa, tầm nhìn xa của Masan đang hiển thị những con số triển vọng gần: Giá thấp hơn cho người tiêu dùng khoảng 5%; Lợi nhuận cao hơn khoảng 5% cho nhà sản xuất và cao hơn khoảng 5% cho đối tác bán lẻ truyền thống ; đáp ứng 80%+ giải pháp tài chính cho tất cả khu vực đô thị, nông thông; giảm 3-5x chi phí lãi vay; và giảm 3x+ chi phí phục vụ trên mỗi giao dịch.
Tất nhiên, để đạt như mục tiêu, Masan vẫn cần đầu tư tổng lực. BCTN 2022 của Masan cho biết, tính từ khi niêm yết trên HoSE, Masan đã huy động được gần 4,5 tỷ USD nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào các dự án chiến lược giúp tăng trưởng công ty.
Tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu, lợi thế của Masan là có dòng tiền ổn định và là một trong số ít các doanh nghiệp quy mô lớn nhận được sự tin tưởng của các tổ chức tài chính. Hiện Masan đã chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để thanh toán các trái phiếu bằng VND đến kỳ đáo hạn trong năm 2023 – năm mà thị trường vốn tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường trái phiếu dự kiến sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Các khoản huy động vốn từ nước ngoài (gần nhất 600 triệu USD hợp vốn) đã và đang giúp Masan gia tăng nguồn vốn dài hạn với chi phí thuận lợi hơn.
Có thể bạn quan tâm