Sau một năm kể từ ngày xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine, các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc đã có những phản ứng nhất định về ngoại giao, quân sự và kinh tế đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” này.
>>Nhân dân tệ sụt giảm mạnh trước áp lực của đồng USD
Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện các bước để thúc đẩy đồng nội tệ của mình ở nước ngoài và trao quyền cho các hệ thống thanh toán, thanh toán dự phòng trong năm qua, khi cuộc chiến Ukraine làm thay đổi đáng kể bối cảnh địa chính trị và cả tư duy chiến lược của Trung Quốc đối với các chế độ tài chính quốc tế.
Quyền bá chủ đồng đô la Mỹ vốn đã là vấn đề được nhắc đến thường xuyên của Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây, với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vốn đã đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ và những nỗ lực tách rời công nghệ đang diễn ra.
Theo các nhà phân tích, những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga bao gồm đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương, loại bỏ các ngân hàng lớn ra khỏi dịch vụ nhắn tin tài chính SWIFT và áp đặt giá trần đối với xuất khẩu dầu thô, đã giáng một đòn nặng vào nền kinh tế nước này. Nó cũng gây ra làn sóng chấn động trong giới làm chính sách của Bắc Kinh, khi lo ngại ngày càng tăng rằng, Trung Quốc cũng có thể gặp khó khăn vì gần gũi về mặt ngoại giao với Nga.
Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Economics Letters vào tháng 11/2022, hai nhà nghiên cứu của Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải đánh giá, các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây có thể khiến thu nhập thực tế ở Nga giảm 11,98%, chủ yếu bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận với các sản phẩm trung gian nước ngoài và có thể có sự suy giảm vĩnh viễn trong GDP thực tế.
GDP của Nga đã giảm 22,3% kể từ khi lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau khi nước này sáp nhập Crimea vào năm 2014. Đồng thời giảm 2,1% trong năm ngoái so với dự báo trước chiến tranh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về mức tăng 2,7%.
Còn với Trung Quốc, mặc dù cho đến nay không có biện pháp trừng phạt thứ cấp nào được tiết lộ, nhưng các quan chức Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về cái giá phải trả, nếu Bắc Kinh bị phát hiện đã giúp Moscow tránh các lệnh trừng phạt.
Thực tế, Bắc Kinh phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng của Nga, một trong số đó đã rơi vào lệnh trừng phạt của phương Tây. Nước này đã mua 86,2 triệu tấn dầu thô vào năm 2022, tương đương 17% tổng lượng dầu thô nhập khẩu, giúp nâng giá trị thương mại song phương lên mức cao kỷ lục 190,2 tỷ USD vào năm 2022.
Trao đổi với giới truyền thông, bà Zhang Monan, Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu Mỹ và châu Âu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) cho biết: “Việc vũ khí hóa đồng đô la Mỹ đã làm tổn hại nhiều nhất đến uy tín của chính nó, khiến USD trở thành tài sản ngày càng có rủi ro cao. Ngoài ra, sự không chắc chắn của các biện pháp trừng phạt tài chính thứ cấp đã tạo ra hiệu ứng đáng kể, buộc nhiều quốc gia phải suy nghĩ về cách tránh những rủi ro như vậy”.
Đồng Nhân dân tệ đã được hưởng lợi đáng kể từ những nỗ lực phi đô la hóa của Nga, với sự gia tăng sử dụng nó trong tài chính thương mại toàn cầu và giao dịch ngoại hối.
Năm ngoái, Bộ Tài chính Nga tuyên bố họ tăng gấp đôi giới hạn tài sản bằng đồng Nhân dân tệ trong Quỹ tài sản quốc gia trị giá 148 tỷ USD lên 60%. Và vào tháng 9/2022, những gã khổng lồ năng lượng của cả hai nước đã đồng ý thanh toán một nửa giao dịch của họ bằng đồng Nhân dân tệ và phần còn lại bằng đồng rúp.
Theo SWIFT, thị phần của đồng Nhân dân tệ trên thị trường tài chính thương mại toàn cầu đã tăng lên 3,91% trong tháng 12 từ mức 2,05% hai năm trước đó. Tỷ trọng trong rổ tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt của IMF cũng tăng 1,36 điểm phần trăm lên 12,28%, trong khi dự trữ Nhân dân tệ do các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới nắm giữ tăng lên 2,76% vào cuối tháng 9/2022.
Mặc dù vậy, đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục thống trị các giao dịch tài chính quốc tế khi chiếm 41,89% thanh toán toàn cầu, 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu, 41,73% giỏ quyền rút vốn đặc biệt của IMF và 59,79% ngoại hối toàn cầu dự trữ. Trong khi đó, khoảng 35 trong số 49 mặt hàng xuất khẩu chính được định giá bằng đồng đô la Mỹ, tiếp theo là 12 mặt hàng bằng đồng Euro, cho thấy hầu hết giao dịch được thanh toán bằng đô la Mỹ hoặc Euro chứ không phải Nhân dân tệ.
>>Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng mạnh, giá dầu sẽ bứt phá
Các tài liệu của chính phủ Trung Quốc không đưa ra thời gian biểu cụ thể cũng như lộ trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, nhưng họ đang hướng tới một sự mở rộng có trật tự.
Trong một văn bản chung được công bố vào đầu tháng 1/2023, các nhà chức trách đã khuyến khích các công ty đủ điều kiện đăng ký những khoản vay bằng Nhân dân tệ cho các dự án ở nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu sử dụng đồng tiền Trung Quốc trong các giao dịch kinh doanh với các công ty con ở nước ngoài và mở rộng việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong các hoạt động kinh doanh.
Bà Zhang Monan của CCIEE nhận xét, việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, đồng thời lưu ý Trung Quốc có ít đại diện trong hệ thống tài chính quốc tế. Tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong thanh toán, dự trữ và giao dịch ngoại hối toàn cầu đều thấp hơn tỷ trọng GDP khoảng 18%.
“Vấn đề không phải là liệu đồng Nhân dân tệ có thể thách thức đồng USD hay không, mà là quyền bá chủ của đồng USD có thể kéo dài bao lâu. Những gì Trung Quốc làm nhằm trốn tránh rủi ro của đồng USD và tăng cường khả năng tự vệ của mình.
Trong khi đó, nỗi lo sợ bị từ chối tiếp cận với USD hoặc tài sản ở nước ngoài bị đóng băng của Trung Quốc, đã đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa tài sản ngoại hối hiện đang thống trị bằng USD và trang bị cho mình các lựa chọn độc lập như Hệ thống thanh toán liên ngân hàng biên giới (CIPS)”, bà nói.
Chính quyền Trung Quốc đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống còn 867,1 tỷ USD vào cuối năm ngoái, giảm 173,2 tỷ USD so với năm trước và là mức thấp nhất trong 12 năm.
Thay vào đó, họ đã tăng dự trữ vàng trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 11/2022, nâng tổng số lên 65,12 triệu ounce. Các khoản thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới thông qua hệ thống CIPS được phát triển trong nước, đã tăng lên 25.000 tỷ Nhân dân tệ (3,62 nghìn tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2022 và nó có hàng trăm người tham gia toàn cầu, thông qua các ngân hàng khách hàng và trung tâm thanh toán bù trừ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng nhanh chóng mở rộng chương trình thí điểm Nhân dân tệ kỹ thuật số tới 5,6 triệu thương nhân tại 26 thành phố lớn. Cùng với đó, các dự án hợp tác quốc tế, bao gồm dự án tiền kỹ thuật số mBridge của ngân hàng trung ương đa quốc gia đã được triển khai, để thúc đẩy tiềm năng sử dụng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới.
Trước những hành động gấp rút của Bắc Kinh, một số nhà nghiên cứu khuyến nghị, các cuộc thảo luận về phi đô la hóa tại Trung Quốc có phần cảm tính và Bắc Kinh không nên có bất kỳ quyết định vội vàng nào nếu không cân nhắc trước các chi phí cũng như lợi ích.
Tuy vậy, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley vẫn nhận thấy xu hướng xoay trục của Trung Quốc trong việc giải quyết các mối quan hệ bên ngoài. Morgan Stanley cho rằng, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có rất ít động lực để theo đuổi việc tách rời một cách cứng rắn.
Hiện Trung Quốc đang mở rộng thị trường chứng khoán và trái phiếu, đồng thời cam kết giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài ở lại, thậm chí thu hút nhiều hơn với những lời hứa tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Qu Qiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Tiền tệ Quốc tế tại Đại học Renmin, cơ quan theo dõi chặt chẽ tiến trình quốc tế hóa của đồng Nhân dân tệ cho biết, Mỹ đã củng cố vai trò của mình khi thành lập một mặt trận thống nhất với các đồng minh chống lại Nga. Nhưng ông cũng tỏ ra thận trọng, thay vì bi quan về quan hệ Mỹ - Trung.
“Các biện pháp trừng phạt tài chính khó có thể xảy ra vì mối quan hệ của nước này với Mỹ khác với quan hệ Mỹ - Nga. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên chung tay ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu, hơn là đối đầu nhau. Họ ràng buộc với nhau về kinh tế và tài chính. Việc tách rời là không thực tế”, ông cho biết.
Có thể bạn quan tâm
16:45, 25/02/2023
16:00, 12/01/2023
04:40, 04/01/2023
05:21, 08/12/2022