Chiến lược “bao sân” của SAB

Lê Mỹ 22/09/2018 04:01

Thành lập các Cty con với vốn chỉ 10 triệu đồng “để giữ thương hiệu” của Tcty Bia Rượu và Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) được cho là chiến lược bao sân của người Thái.

Mới đây, SAB lại công bố thêm nhiều chuyển động liên quan đến các Cty con, gây quan ngại nhiều hơn về một kịch bản chuyển giá quá khứ, có thể được lặp lại trong hiện tại và tương lai.

p/SAB không bán bia trực tiếp cho người tiêu dùng mà thông qua các công ty con của mình

SAB không bán bia trực tiếp cho người tiêu dùng mà thông qua các công ty con của mình

Chuyển giá từ phương thức bán hàng

Theo báo cáo thường niên 2017, SAB có 22 Cty con và 20 Cty liên kết. Đối với Tcty lớn chiếm gần nửa thị phần bia Việt Nam và có hơn nửa dòng máu thuộc về khối FDI, thì quy mô nhiều con và liên kết trong “phả hệ” được xem là dễ hiểu.

Có thể bạn quan tâm

  • Sabeco bổ nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao người Việt

    Sabeco bổ nhiệm 2 lãnh đạo cấp cao người Việt

    12:50, 20/09/2018

  • Chiến lược “bao sân” của SAB

    Chiến lược “bao sân” của SAB

    11:24, 19/09/2018

  • Thương vụ M&A Sabeco có thực sự thành công?

    Thương vụ M&A Sabeco có thực sự thành công?

    11:12, 25/07/2018

  • Tổng Giám đốc mới của Sabeco là ai?

    Tổng Giám đốc mới của Sabeco là ai?

    11:01, 23/07/2018

  • Người Thái sẽ dùng khối

    Người Thái sẽ dùng khối "đất vàng" của Sabeco như thế nào?

    06:30, 14/05/2018

  • Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm- đồ uống: Sabeco vững ngôi vương

    Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm- đồ uống: Sabeco vững ngôi vương

    14:37, 04/04/2018

  • Xử lý kiến nghị của ThaiBev về việc tham gia điều hành Sabeco

    Xử lý kiến nghị của ThaiBev về việc tham gia điều hành Sabeco

    07:00, 30/03/2018

  • Sabeco: Tồn tại quá khứ và hy vọng cho tương lai?

    Sabeco: Tồn tại quá khứ và hy vọng cho tương lai?

    06:01, 19/03/2018

Hơn nữa, trong mô hình hoạt động của mình, SAB ngoài việc cần các Cty con để quản lý thị trường và nhà máy sản xuất theo vùng/miền trọng điểm và dễ hạch toán chi phí tương thích với quy mô của một Tcty lớn, cũng từng lạm dụng cấu trúc nhiều Cty con để chuyển giá trong quá khứ.

10 triệu đồng là vốn điều lệ của các Cty con mà Tcty Bia, Rượu và Nước giải khát Sài Gòn thành lập trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, SAB cũng đã sử dụng thủ thuật hạch toán thương mại độc lập qua Cty con nhằm trốn thuế: Tcty bán bia cho Cty con của mình là các Cty thương mại Sabeco. Cty này không bán bia ngay cho người tiêu dùng mà bán qua Cty con khác do doanh nghiệp này chi phối với giá thấp. Sau đó bia được bán lại cho Cty khu vực, đến đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, đến nhà hàng… rồi mới đến người tiêu dùng- đường vòng qua nhiều cấp để đến được thị trường, mỗi một mốc phân phối lại tạo một khoảng chênh lệch giá. Tuy nhiên, giá để hạch toán thu vào, trên doanh thu tính thuế lại chỉ được xác định ở nguồn phân phối trực tiếp lần 1.

Vì hành vi này, SAB và 8 Cty con đã phải nộp số thuế tiêu thụ đặc biệt theo truy thu 408,8 tỷ đồng cho kỳ kinh doanh 2013.

“Đẻ” thêm doanh nghiệp vốn tượng trưng

Trong mạng lưới của SAB tính đến 30/6/2018, doanh nghiệp chỉ còn 22 Cty con và 15 đơn vị liên kết. Tuy nhiên ngay sau báo cáo bán niên thì SAB lại “xuất” thêm các Cty mới. Cụ thể, SAB thông báo trở thành chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 13/7, vốn điều lệ chỉ 10 triệu đồng, được Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0315165573, hoạt động chính là bán buôn các loại bia, cồn rượu và nước giải khát. Theo đăng ký, Chủ tịch HĐQT Cty con này là ông Neo Gim Siong Bennett, người được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc SAB trong ĐHCĐ bất thường hồi tháng 5/2018 và là thành viên HĐQT Nước Giải khát Chương Dương (Cty do SAB nắm hơn 62% cổ phần).

Kế đó, SAB lại thông báo trở thành chủ sở hữu của Cty TNHH MTV Tập đoàn Bia Sài Gòn. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 31/8 với vốn điều lệ cũng chỉ 10 triệu đồng, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn các loại bia, cồn rượu và nước giải khát. Giám đốc Cty là ông Teo Hong Keng (quốc tịch Singapore), người đại diện công bố thông tin kiêm Phó tổng giám đốc SAB. Doanh nhân này là nhân sự của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, người đứng đầu tập đoàn ThaiBev đã mua lại 53,59% cổ phần SAB từ cuối năm ngoái.

Như vậy, cả 2 Cty con mà SAB mới đăng ký thành lập đều là doanh nghiệp có mức vốn vô cùng tượng trưng, tuy có 2 đại diện pháp nhân khác nhau nhưng đều là Phó Tổng Giám đốc của SAB và là nhân sự mới đến từ khối cổ đông chủ sở hữu chi phối mới. Và đáng ngạc nhiên là tuy tên của 2 Cty khác nhau nhưng đều có chung ngành nghề ngành nghề chính “bán buôn các loại bia, cồn rượu và nước giải khát”.

Sự hiện diện của 2 Cty mới chuyên về bán buôn - phân phối, với đại diện của người Thái đứng đầu khiến giới phân tích không tránh khỏi đoán định: Hoạt động phân phối - mắt xích quan trọng không kém trong hệ thống nhà máy sản xuất và là khâu “quyền lực” sống còn của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh F&B, đã được người Thái tính toán thâu tóm tuyệt đối. Điều đó cũng có nghĩa rằng việc bán hàng, từ nhập lẫn xuất, từ nhà sản xuất ra Cty thương mại và các Cty con, đại lý cấp dưới… có thể hoàn toàn thay đổi khi 2 đơn vị này tham gia vào bán buôn sản phẩm chính.

Có hay không chuyển giá?

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam từng tư vấn, có nhiều cách để doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Một trong những cách đó là thông qua nguyên vật liệu, tài sản cố định, dịch vụ tư vấn, bí quyết,… doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ nâng giá trị lên 1,5 -2 lần khi giao dịch với đơn vị Việt Nam. Khi đó, đơn vị ở Việt Nam sẽ chịu thua lỗ, lợi nhuận từ Việt Nam được chuyển ra nước ngoài.

“Mặc dù ông Koh Poh Tiong – Chủ tịch HĐQT SAB cho biết động thái lập 2 Cty con nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu đang dẫn đầu thị phần bia cả nước, nhưng việc này không đồng nghĩa với việc nhất định phải đăng ký một Cty con có tiền tố tên trùng với Cty mẹ - điều mà Luật Sở hữu Trí tuệ đã mặc nhiên bảo hộ. Giả định rằng nếu 2 Cty mới được lập sẽ được giao nhiệm vụ giao dịch, phân phối ra thị trường trong và ngoài nước với cả tài sản hàng hóa hữu hình lẫn vô hình của SAB theo ngành đăng ký, rất khó có thể kiểm soát yếu tố xác định giá và có hay không việc chuyển giá”, một Luật sư -chuyên gia kinh tế cho biết.

Ngoài ra, liệu có nguy cơ bao sân cho hàng Thái lẫn hàng SAB thao túng thị trường hay không, cũng theo nhiều chuyên gia, là yếu tố rất cần được các nhà quản lý thị trường, đặc biệt các nhà thực hiện cổ phần hóa DNNN quan tâm để…rút kinh nghiệm cho mọi trường hợp về sau.

Ngoại trừ SAB, người Thái đã và đang “nuốt” gần trọn BMP với hơn 54% cổ phần. VNM hiện cũng đang được săn đuổi với nhóm F&N Dairy đang nắm 20,01%, chỉ đứng sau SCIC. Mặc dù SAB, VNM, BMP không thuộc vào nhóm doanh nghiệp có tác động đến an ninh quốc phòng, song với quy mô lớn liên quan đến một chuỗi ngang lẫn sâu về sản xuất phân phối, một khi công cuộc thâu tóm của doanh nghiệp ngoại hoàn tất, cuộc khởi động bao sân với hệ thống mới cũng sẽ gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp nội địa ngay trên sân nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược “bao sân” của SAB
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO