Chiến lược "make where you sell" và sự dịch chuyển dòng vốn của Mỹ sang Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn 3-4 triệu chiếc AirPods, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới sẽ được sản xuất tại Việt Nam trong quý 2/2020... 

 
Rời bỏ Trung Quốc, Apple sản xuất tai nghe ở Việt Nam

Dịch chuyển sản xuất dần khỏi Trung Quốc, Apple sản xuất tai nghe ở Việt Nam.

Lần đầu tiên, Hãng công nghệ Apple sẽ sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPods tại Việt Nam. Việc dịch chuyển sản xuất này sang Việt Nam chưa bao gồm AirPods Pro (phiên bản cao cấp, có tính năng khử tiếng ồn được giới cuối năm 2019).

Hiện tại, phần lớn những chiếc AirPods đều có xuất xứ Trung Quốc mặc dù một số thiết bị điện tử đeo Made in China đang bị Chính quyền Tổng thống Trump áp thuế. Một chiếc AirPods thông thường có giá 159 USD trong khi AirPods Pro có giá 249 USD.

Tuy nhiên, các sản phẩm chủ chốt của Apple như iPhone và MacBook chưa nằm trong diện bị đánh thuế và vẫn được lắp ráp chủ yếu ở Trung Quốc.

Rút khỏi Trung Quốc, Apple là tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới chọn Việt Nam làm điểm đến. Đây có thể xem động thái mở đầu cho hàng loạt các công ty lớn của Mỹ và nhiều quốc gia khác tìm kiếm cơ sở sản xuất ở khác Trung Quốc như Thái Lan, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là sự lựa chọn sáng giá. 

Hai đối tác lớn chuyên sản xuất, lắp ráp sản phẩm cho Apple có mặt tại Việt Nam hiện nay là Foxconn và Pegatron đều là doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), ngoài ra còn có khoảng hơn 30 đối tác trong chuỗi cung ứng linh kiện.

Apple khác với rất nhiều nhà sản xuất điện thoại khác trên toàn cầu là không sở hữu, vận hành trực tiếp nhà máy mà chuyển việc này sang cho các đối tác sản xuất, lắp ráp. Phía Apple chỉ cử người trực tiếp giám sát chất lượng sản phẩm.

Trong đại dịch COVID-19, không chỉ Apple mà nhiều tập đoàn lớn bị gãy chuỗi sản xuất khi Trung Quốc tạm ngưng sản xuất để tập trung phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, COVID-19 có thể coi là “cú hích” mạnh khiến các hãng công nghệ lớn rời Trung Quốc nhanh hơn.

Đầu tư vào Trung Quốc sẽ vẫn hấp dẫn vì quy mô thị trường nhưng cuộc chiến thương mại và đại dịch đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Nhiều công ty đang lựa chọn chiến lược "make where you sell" (bán ở đâu thì sản xuất ở đó).  

Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho thấy rất ít dấu hiệu nới lỏng. Trọng tâm của tăng trưởng toàn cầu đang chuyển sang Đông Nam Á thị trường với gần 700 triệu người, ở phía nam Trung Quốc và phía đông Ấn Độ. 

Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, nhân khẩu học trẻ, số hóa sâu rộng, mức độ tiếp cận giáo dục và trao quyền cho phụ nữ ngày càng tăng, Đông Nam Á đã sẵn sàng để có được chỗ đứng mới trên thế giới. 

Việt Nam vốn được xem là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Xu hướng tăng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam rất rõ rệt. Tờ New York Times cũng dự báo, dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế của Mỹ “có thể được đẩy nhanh hơn” do dịch cúm COVID-19. 

Vào đầu tháng 3 năm nay, bất chấp dịch COVID-19, đã có gần 50 doanh nghiệp cấp cao của Hoa Kỳ thăm Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, đem lại thông điệp mạnh mẽ giữa lúc dịch COVID-19 do đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, Đoàn doanh nghiệp cấp cao gồm lãnh đạo 28 công ty thông tin truyền thông, công nghệ, dịch vụ tài chính, năng lượng, khoa học đời sống, y tế, với những tên tuổi  nổi tiếng toàn cầu như General Motors, Cocacola, ExonMobil, Facebook, Google, Netflix, Discovery, Bank of America, Visa, FedEx…

Ông Alex Feldman - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết, Việt Nam là một điểm sáng về đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài vài năm trở lại đây, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ. Ông cũng nhấn mạnh nỗ lực của Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh COVID-19 khiến các doanh nghiệp tin tưởng Việt Nam có thể khống chế thành công dịch bệnh và sẵn sàng đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài sau khi dịch bệnh kết thúc.

Đại diện USABC cũng khẳng định, các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh và bày tỏ sự tin tưởng vào cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường tại Việt Nam.  

Nhiều công ty Mỹ đã có kế hoạch vào Việt Nam ở nhiều cấp độ: Chẳng hạn công ty Ford có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở Hải Dương, General Electrics muốn mở rộng kinh doanh ở Hải Phòng, một số công ty năng lượng sẽ tăng cường đầu tư trong lĩnh vực khí hóa lỏng, các công ty y tế, dược phẩm đang thúc đẩy thủ tục để vào Việt Nam.

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi thế cho Việt Nam nhưng cũng là một thách thức rất lớn. Làm sao trong thời gian ngắn vừa chống dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế và đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng. 

Đây là thời cơ quý báu, không dễ gì có được khi Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ. Chính vì vậy, ngay lúc này, Chính phủ chung tay có những hành động nhanh và mạnh hơn hỗ trợ doanh nghiệp chớp lấy thời cơ “vàng”, nhằm bứt phá, kích thích tăng trưởng…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược "make where you sell" và sự dịch chuyển dòng vốn của Mỹ sang Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713478930 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713478930 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10