Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội dịch chuyển đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Trong 11 tháng năm 2019 số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước.

fsdfd

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất

Hồng Kông dẫn đầu vốn FDI

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 11 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,31 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ,…

Trong 11 tháng năm 2019, đã có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,69 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông); Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,73 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,47 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản,...

Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần, từ Hồng Kông tăng 3,9 lần so với cùng kỳ 2018.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 6,82 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. TP HCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 5,48 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,…

Trong 11 tháng đầu năm, số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. 

Chọn lọc đầu tư nước ngoài

Những năm gần đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại, Việt Nam vẫn sẽ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN trong năm 2019 và còn tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Nhằm thể chế hóa quan điểm, giải pháp tại Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hiệp định song phương về đầu tư, dự thảo Luật Đầu tư bổ sung quy định về danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cách tiếp cận chọn bỏ.

Danh mục hạn chế gồm ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường có điều kiện. Ngoài ngành nghề trong hai danh mục này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Bàn về vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng hệ thống danh mục hạn chế cho đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường cần hết sức cân nhắc kỹ trong xu thế bảo hộ thương mại.

“Nếu chúng ta không rà soát tốt, xây dựng tốt ‘hàng rào’ ngành nghề doanh nghiệp nước ngoài được tiếp cận thì sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không bình đẳng về năng lực với doanh nghiệp trong nước. Chúng ta sẽ mất đần đi những thương hiệu, sản phẩm mang thương hiệu quốc gia,” đại biểu lưu ý.

Mặc dù dòng vốn FDI đang tăng kỷ lục nhưng theo các đại biểu Quốc hội, Việt Nam cần chọn lọc dự án và nhà đầu tư chứ không nên tiếp nhận đầu tư bằng mọi giá. Đồng thời, không nên ưu đãi quá nhiều cho khối FDI, sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh. Bên cạnh đó, phải làm sao để chọn lọc nhà đầu tư có công nghệ tốt, đảm bảo yếu tố môi trường, tránh những sự việc tương tự như Formosa Hà Tĩnh, phải lập hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa những công nghệ lỗi thời, chọn lọc những công nghệ tốt.

Ngoài ra, Việt Nam phải khéo léo, linh hoạt và thận trọng để tránh hàng hóa Trung Quốc “quá cảnh” Việt Nam để vào nước khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội dịch chuyển đầu tư tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714003656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714003656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10