Các dự báo chiến lược đều cho rằng, lĩnh vực xuất khẩu gỗ công nghiệp của Việt Nam sẽ phục hồi từ cuối năm nay, sang năm 2024 trở lại bình thường.
>>Ấn tượng với không gian xanh của MDF Quảng Trị
Ngành gỗ công nghiệp đang gặp khó khăn do sụt giảm cầu trên thị trường, đối với những doanh nghiệp xuất khẩu lớn như MDF Quảng Trị, lạm phát và khủng hoảng kinh tế tại châu Âu và Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Trước khó khăn phải vượt qua, đội ngũ lãnh đạo tại MDF Quảng Trị đã hoạch định chiến lược mới. Nhận thức tầm quan trọng thị trường tiêu thụ công ty đã triển khai cho nhân viên trực tiếp đóng quân tại 2 thị trường trọng điểm TP HCM và Hà Nội để nắm bắt thông tin phản hồi trực tiếp về Tổng Giám Đốc xử lý và chỉ đạo.
Công ty phải tìm hiểu, ứng dụng sản xuất loại keo để phù hợp với chất lượng sản xuất gỗ, đồng thời hiệu chỉnh, thử nghiệm phối trộn nhằm sản xuất sản phẩm gỗ MDF đạt chất lượng với giá thành tối ưu nhất. Đến quý IV/2022 Công ty mới hoàn thiện và kiểm soát được giá thành sản xuất. Tạo tiền đề cho việc ổn định sản xuất, kiểm soát giá thành năm 2023.
Tăng cường bổ sung nhân sự hiểu biết sâu sản phẩm MDF của công ty cho phòng Kinh doanh nhằm tiếp cận trực tiếp, thâm nhập xây dựng thị trường tiêu thụ bền vững cho sản phẩm của công ty.
Bám sát giá cả đầu vào đang giảm sâu so với năm 2022 nhằm sản xuất cho những đơn hàng phát sinh mới đảm bảo giá thành - giá bán hợp lý nhằm xây dựng lại thị trường, mở rộng việc tiêu thụ.
Tổ chức đánh giá thị trường để biết được sự biết động và giảm giá mua sát với giá thị trường. Tìm kiếm nhà cung cấp có sẵn hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng của MDF để khi cần có thể mua một cách nhanh nhất, tận dụng tồn kho nhà cung cấp, thay vì tồn kho tại công ty làm gia tăng công nợ và vốn.
Phối hợp chặt chẽ với các xưởng, phòng kỹ thuật và các bộ phận liên quan để mua khi thật sự cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất. Sử dụng đa dạng các hình thức vận chuyển như vận chuyển bằng đường biển đề giảm giá cước. Tăng cường bán sản phẩm tại kho Công ty để tận dụng được các xe của khách hàng có giá vận chuyển thấp hơn giá thị trường.
Theo đánh giá mới đây của Công ty CP chứng khoán VN Direct triển vọng ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2023 sẽ vẫn kém khả quan do nhu cầu yếu ở cả thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Lý do được chỉ rõ là thị trường nhà ở tại Mỹ ảm đạm, lãi suất cho vay mua nhà 6,1% cao nhất trong vòng 12 năm gần đây. Trong khi đó, giá nhà trung bình tại đây tăng 10,4% so với thời điểm quý 4/2022.
Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, “dự kiến đến quý II/2023, các đơn hàng cơ bản được khôi phục, đạt khoảng 82-85%”. Nhiều tổ chức uy tín dự báo, ngành gỗ bắt đầu phục hồi từ 2024.
Có thể bạn quan tâm