Cả thế giới điêu đứng do ảnh hưởng của chiến sự Nga-Ukraine, vậy ai là người hưởng lợi từ cuộc chiến này?
Trái với dự đoán, cuộc chiến Nga - Ukraine chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, mà càng thêm khốc liệt khi Mỹ - Phương Tây liên tục cung cấp thêm vũ khí tấn công cho Ukaraine.
Quân đội Nga chiếm thành phố chiến lược Mariupol, số quân còn lại dưới hầm ngầm bị vây chặt, đang cầu cứu khắp nơi trong tuyệt vọng. Trong tình trạng phải đối mặt với thiếu lương thực, vũ khí..., bệnh tật phát sinh, thương binh không được chữa trị, ô nhiễm không khí, căng thẳng thần kinh, quân Nga không mạo hiểm tính mạng quân sĩ nên không tấn công xuống hầm ngầm “dễ thủ khó công”mà vây chặt.
Chính người Nga xây dựng hệ thống đường ngầm này nên họ hiểu rõ các điểm mạnh, yếu của hầm ngầm. Quân Nga biết rõ trong hầm ngầm có những ai, quan trọng như thế nào, cùng các bằng chứng về nhân sự, các phòng thí nghiệm… nên họ vây và chờ đợi.
Sự thật về thông tin có các lực lượng của Mỹ - NATO, vũ khí sinh hóa… có trong hầm ngầm, sẽ có câu trả lời trong thời gian tới. Nếu không, Mỹ - NATO sẽ không phải tìm mọi nỗ lực để giải cứu đến như vậy.
Quân Nga chỉ tiến quân thần tốc trong những ngày đầu cuộc chiến để bao vây, chia cắt lực lượng quân chủ lực Ukraine. Dùng đòn nghi binh cho đoàn xe dài mấy chục cây số giả tấn công Kiev, sau đó Nga quay lại tấn công mặt trận phía đông vùng Donbass, rồi khóa chặt hạ lưu sông Dnerp – tuyến đường thủy nội địa duy nhất của Ukraine ra biển Hắc Hải. Nếu Nga tiếp tục đánh chiếm thành phố Odessa thì Ukraine hoàn toàn mất lối ra biển, trong khi Nga nối liền vùng thân Nga từ bán đảo Crimea đến toàn bộ miền Đông của Ukaraine.
Nếu ai yêu thích truyện Tam Quốc sẽ nhận thấy chiến cuộc hiện nay có phần nào giống như Tào Tháo một mình chống lại mười mấy lộ quân chư hầu do Viên Thiệu dẫn đầu. Như Putin hiện nay đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine thực chất là cuộc chiến với cả phương Tây do Mỹ chỉ đạo.
Rốt cuộc loài người có nhiều tiến bộ về khoa học công nghệ, thay đổi cuộc sống nhưng chưa hề tiến bộ văn minh để tẩy xóa tham vọng, quyền lực, mưu toan thống trị. Chiến tranh tiếp diễn còn người chết, bị thương, còn hoang tàn đổ nát, chưa có nỗ lực nào có thể ngăn được chiến tranh, lập lại hòa bình. Nguy cơ về an ninh lương thực là hiện hữu. Đó là nỗi buồn cho người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Ngoài vũ khí trên chiến trường thì các đòn trừng phạt lẫn nhau về kinh tế cũng làm các bên khốn đốn. Châu Âu vất vả xoay xở đủ các phương pháp, mà vẫn không bù đắp được phần thiếu khí đốt, dầu mỏ do Nga cung cấp. Dân Nga gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt do ảnh hưởng của lệnh cấm vận, trừng phạt từ Mỹ, Phương Tây. Hệ lụy lan ra toàn cầu khi giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát tăng liên tục ở không ít quốc gia. An ninh lương thực thành hiện hữu khi vựa lúa mỳ của thế giới có chiến tranh. Phân bón, dầu hướng dương, than đá, dầu mỏ, khí đốt..., những thứ thiết yếu cho cuộc sống con người, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến Nga - Ukaraine.
Quân Nga không quan tâm đến dư luận, cứ lầm lũi đánh, hiện thực hóa các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, trong đó có mục tiêu để nội bộ châu Âu phân hóa, mâu thuẫn giữa việc tiếp tục ủng hộ Ukraine hay tự lo cho bản thân mình. Thực tế biểu tình bạo động yêu cầu ra khỏi EU, không ủng hộ Ukraine đã diễn ra tại Pháp và có nguy cơ lan rộng. Bản thân nội bộ châu Âu không phải nước nào cũng muốn hy sinh quyền lợi quốc gia theo Mỹ chống Nga. Bản thân châu Âu cũng có tinh thần tự tôn dân tộc không muốn phải hoàn toàn nghe theo Mỹ, chịu sự thống trị của Petrodollars. Trong khi gánh nặng về chi phí viện trợ cho cuộc chiến, về hơn bốn triệu dân Ukaraine tị nạn đang ngày càng đè xiết lên vai người dân châu Âu đang đóng thuế.
Cuộc chiến kéo dài chắc chắn liên minh châu Âu sẽ phát sinh mâu thuẫn vì “không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.
Cả thế giới điêu đứng do ảnh hưởng của cuộc chiến, vậy ai là người hưởng lợi từ cuộc chiến này? Câu trả lời: Không ai khác đó là Trung Quốc. Trung Quốc không hề bày tỏ quan điểm dứt khoát, ủng hộ hay phản đối bên nào, chỉ phản đối kiểu chiếu lệ, trong khi lòng thầm mong Nga đối đầu với Mỹ - NATO càng khốc liệt càng tốt để “ngư ông đắc lợi”. Không thứ gì tiêu tốn bằng chiến tranh, chỉ có “hòa khí sinh tài lộc”, còn chiến tranh thì “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Cả hai bên càng dốc sức vào cuộc chiến thì dù có thắng cũng nhanh chóng bị kiệt quệ. Đây chính là cơ hội để Trung Quốc tranh thủ cơ hội vươn lên thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”.
Món lợi nhãn tiền là từ các lệnh cấm nhập khẩu từ Nga của Mỹ, châu Âu... Trung Quốc ung dung mua tài nguyên của Nga, dầu mỏ, khí đốt, niken, khoáng sản quý hiếm… với giá rẻ, rồi thoải mái sử dụng, rồi sau đó lại xuất bán vào Mỹ, Châu Âu để hưởng chênh lệch. Đó là chưa kể hậu chiến sự Nga-Ukraine, Trung Quốc với sáng kiến Vành đai và Con đường, có thể sẽ nhảy vào tài trợ các dự án tái thiết Ukraine. Ngoài ra, cuộc chiến Nga-Ukraine càng kéo dài, thì các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây sẽ càng nhiều, khiến kinh tế Nga càng ngày càng kiệt quệ. Điều này sẽ khiến Nga càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 22/04/2022
05:00, 21/04/2022
03:13, 21/04/2022
13:15, 19/04/2022
11:00, 18/04/2022
05:15, 08/04/2022
04:44, 08/04/2022
04:38, 07/04/2022
04:30, 06/04/2022
04:00, 05/04/2022
00:32, 01/04/2022
05:32, 31/03/2022
15:33, 29/03/2022