Chiến sự Nga - Ukraine: Bom chùm sẽ thay đổi cục diện?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 10/07/2023 04:30

Tổng thống Joe Biden nói rằng gửi bom chùm cho Ukraine là quyết định khó khăn, nhưng Mỹ buộc phải làm vậy vì Kiev cần thêm vũ khí.

Sự nguy hiểm của bom chùm (Đồ họa The Guardian)

Sự nguy hiểm của bom chùm (Đồ họa The Guardian)

>>NATO sẽ giải “bài toán” Ukraine như thế nào?

Như vậy, Mỹ đã quyết định cung cấp hệ thống bom chùm cho quân đội Ukraine, trực tiếp phá vỡ “Công ước kiểm soát bom chùm” (CCM) được đưa ra năm 2008 tại Dublin. Đến nay đã có 123 quốc gia cam kết.

Tuy nhiên, những cường quốc chế tạo và sử dụng nhiều bom chùm như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Israel vẫn chưa tham gia CCM, cho rằng loại vũ khí này có hiệu quả rất cao trong tác chiến.

Thuật ngữ “bom chùm” được dùng để chỉ bất cứ loại đạn bom nào bung ra ở trên không và giải phóng một số loại thiết bị nổ nhỏ hơn, gọi là bom con, văng ra trên một diện tích rộng hơn. Bom đạn chùm có thể được thiết kế để phóng đi từ nòng pháo, bệ phóng rocket hoặc thả từ máy bay.

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án việc sử dụng bom chùm do hàng trăm bom thành phần sau khi được bom “mẹ” giải phóng thì có tới 40% số này không phát nổ ngay. Bom “con” rơi xuống đất, rồi trở thành mìn mặt đất có khả năng sát thương trong thời gian dài sau đó.

Nhà trắng cho rằng, để bom chùm tham chiến là quyết định khó khăn, nhưng đã tham vấn kỹ lưỡng, và thực sự cần thiết nhằm giúp Ukraine đối phó với Nga. Tuy vậy, xung quanh động thái này bắt đầu xuất hiện nhiều giả thiết có cơ sở.

Cục diện chiến trường miền Đông Ukraine ngày càng phức tạp

Cục diện chiến trường miền Đông Ukraine ngày càng phức tạp

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

Thứ nhất, xem xét cục diện chiến trường phía Đông Ukraine: Tại 4 vùng lãnh thổ Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia, Nga đang áp dụng chiến thuật phòng thủ chặt, “lô cốt hóa” diện tích lên đến 12.000km2.

Mặc dù Ukraine nỗ lực phản công nhưng không thể xuyên thủng các phòng tuyến, trong khi đó từ các vùng lãnh thổ này, lực lượng Nga liên tiếp dùng hỏa tiễn tấn công phá hoại. Đây là thực tế mà Mỹ và NATO không làm gì được để giúp Ukraine.

Trong tình thế này chỉ có bom chùm mới đủ khả năng gây sát thương trong lòng đối phương, gây ra vô vàn hiểm họa chết người do “ô nhiễm vật liệu nổ” tồn tại trên mặt đất. Sử dụng bom chùm là phương án tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ hai, bất cứ loại vũ khí nào của Mỹ sử dụng ở bên ngoài lãnh thổ đều được tính toán kỹ lưỡng, thậm chí có khung khổ pháp lý ở cấp cao nhất. Ngoài chuyên gia tại Lầu Năm Góc, còn có các nhà tư bản quốc phòng, giới tài phiệt tác động không nhỏ đến chính sách vũ khí.

Loại bom chùm mà Mỹ định gửi cho Ukraine được lấy từ kho bom chùm thông thường được cải tiến cho mục đích kép mà trước đó quân đội Mỹ tuyên bố sẽ tiêu hủy do không còn “đất” sử dụng chúng.

Năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã chỉ thị cho quân đội nước này gỡ tất cả bom chùm trừ một tỷ lệ nhỏ của kho đạn này vào năm 2018 cho tới khi có các phiên bản an toàn hơn, với tỷ lệ không nổ chỉ là dưới 1%.

Như vậy, việc cung cấp bom chùm cho Ukraine “đính kèm” nhiều mục đích, trong đó nhằm giải quyết kho vũ khí chết người, không còn phù hợp với công ước quốc tế. Điều này có thể mở đường nghiên cứu sản xuất thế hệ bom chùm tân tiến hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Cú

    Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

    04:30, 08/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev sắp có thêm lợi thế trên chiến trường

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev sắp có thêm lợi thế trên chiến trường

    03:30, 08/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Tình thế bế tắc của ông Putin

    Chiến sự Nga - Ukraine: Tình thế bế tắc của ông Putin

    05:00, 06/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev hưởng lợi gì từ vụ đảo chính của Wagner?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev hưởng lợi gì từ vụ đảo chính của Wagner?

    04:30, 26/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Bom chùm sẽ thay đổi cục diện?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO