NATO khéo léo giữ các thành viên không bao giờ xung đột vũ trang với bên ngoài, thông qua các quan hệ bí ẩn, hoặc đe dọa từ xa.
>>Cơ hội nào cho Ukraine gia nhập NATO?
Từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, sự mở rộng ảnh hưởng của Hiệp ước phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) leo lên nấc thang mới. Phần Lan nhanh chóng được kết nạp, không dừng lại ở đó, khối này nhiều lần lên tiếng về khả năng thu nhận Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky cùng với 2 lãnh đạo cao cấp nhất quân đội nước này đã ghi hình trực tiếp sự kiện ký đơn xin gia nhập NATO - một cách vội vàng. Tại trụ sở NATO, các thành viên tranh luận nảy lửa về việc nên kết nạp Kiev thông qua thủ tục cấp tốc chưa từng có trong lịch sử khối?
Mọi đồn đoán, suy luận, phân tích để tựu trung ở câu hỏi: Liệu NATO thực sự cần Ukraine? Nếu có, tại sao Ukraine không được tạo điều kiện gia nhập tổ chức cách đây 15 năm? Thời điểm quốc gia Đông Âu hội đủ điều kiện về chủ quyền, không trực tiếp tham gia bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào.
Năm 2008, NATO nhất trí Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh vào một thời điểm nào đó nhưng không có tuyên bố đi xa hơn. Vào lúc đó, chính Mỹ đã kêu gọi NATO cung cấp cho Ukraine một khung thời gian gia nhập cụ thể, còn được gọi là Kế hoạch hành động thành viên nhưng Pháp và Đức đã phản đối do lo ngại động thái này sẽ khiêu khích Nga.
Ngay lúc này, khi Ukraine vướng vào chiến tranh vũ trang với Nga, lãnh thổ không toàn vẹn thì lãnh đạo NATO liên tục khơi dậy khát khao của nội các Tổng thống Zelensky. Vậy NATO thật sự cần Ukraine hay đó chỉ là cái cớ gây bất ổn khu vực, tìm kiếm lợi ích khác bên cạnh chiến tranh?
Không ai phủ nhận sức mạnh quân sự của NATO, nhưng nó đã làm được gì qua các cuộc chiến tranh? Hóa ra, đây là tổ chức lỏng lẻo với các điều khoản mơ hồ, chưa bao giờ đạt được tiếng nói chung. Ví dụ điều 5 Hiệp ước.
Đừng hy vọng liên quân toàn khối tổng lực tấn công một quốc gia khi quốc gia ấy xung đột vũ trang với thành viên khối. Giả sử, nếu Nga tấn công Ba Lan, có mấy phần trăm khả năng Thổ Nhĩ Kỳ điều quân tham chiến? Hay Mỹ sẽ khai hỏa hạt nhân vào Nga?
Mối quan hệ kinh tế song phương Thổ - Nga trị giá hàng nghìn tỷ USD; giống như việc Ankara xoành xoạch thay đổi quan điểm về việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO - khi Tổng thống Edogan cân đo tỉ mỉ thiệt hơn trong các vấn đề có liên quan đến Moscow.
Hoặc, với người Mỹ, hơn 300 triệu dân và giới tinh hoa bí ẩn đằng sau Nhà trắng sẽ hạ bệ bất cứ ai ra lệnh phát động chiến tranh làm phương hại lợi ích của họ. Lịch sử NATO đầy rẫy lời đe dọa nhưng chưa bao giờ hiện thực hóa.
>>Phần Lan gia nhập NATO, thất bại chiến lược của Nga
Vậy NATO thực sự là gì? Bề ngoài là tổ chức quân sự hùng hổ sẵn sàng đè bẹp đối thủ. Nhưng bên trong, các chiến lược gia điều hành tổ chức này sử dụng quân bài chính trị là chủ yếu. Không ít lần họ “mồi lửa” chiến tranh bên ngoài khối để bán vũ khí!
NATO khéo léo giữ các thành viên không bao giờ xung đột vũ trang với bên ngoài, thông qua các quan hệ bí ẩn, hoặc đe dọa từ xa. Cũng cần biết thêm rằng, để được bảo vệ, các thành viên NATO cần bỏ ra nhiều tỷ USD hàng năm. Không một thành viên nào sử dụng thương hiệu NATO hiệu quả như Mỹ.
Nói vậy để thấy rằng, vấn đề gia nhập NATO với Ukraine nằm trong tính toán kỹ lưỡng của phương Tây, như trò chơi khiêu khích tâm lý ức chế lâu nay của nước Nga, càng dấn sâu vào chiến sự Ukraine, Moscow càng suy yếu.
Vấn đề là lời hứa của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về việc kết nạp Ukraine khó thành hiện thực trong ngắn hạn. Bởi vì nếu Kiev chính thức trở thành thành viên NATO thì cuộc chơi kết thúc, NATO chẳng có lợi lộc nào nữa!
Có thể bạn quan tâm