Tương lai cho Ukraine là thách thức lớn với phương Tây, kết quả chiến sự Nga - Ukraine chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ sẽ có kế hoạch kết thúc cuộc chiến?
Đến thời điểm này, phương Tây đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Tổng thống Ukraine Zelensky, giúp Ukraine tránh được thất bại chóng vánh trước quân đội Nga hùng hậu hơn; thắp lên hy vọng Kiev có thể giành lại nhiều vùng lãnh thổ trong năm nay.
Điện Kremlin gần đây khá kiệm lời và hành động trên chiến trường quyết liệt hơn. Rõ ràng, Tổng thống Putin không có dấu hiệu từ bỏ cuộc chiến. Như vậy, phương Tây phải đối mặt với bài toán khó - làm sao duy trì an ninh, khả năng phòng thủ của Ukraine trong tương lai khi nước này đã mất khả năng tái sinh chính mình.
Mỹ và châu Âu dễ dàng cung cấp cho Ukraine tất cả những gì họ muốn. Nhưng việc này sẽ kéo dài trong bao lâu? 5 năm hay 10 năm? Lịch sử đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể duy trì độc lập nếu không có khả năng tự lực cánh sinh.
Cũng rất rõ ràng, Mỹ có những lợi ích trước mắt mà họ nhìn thấy thông qua chiến sự Nga- Ukraine. Nhưng với 44 triệu dân Ukraine, lợi ích to lớn nhất của họ là hòa bình, độc lập và tương lai là bất tận.
Cuộc chiến cuối cùng sẽ bước vào giai đoạn cường độ thấp hơn, và khi nó xảy ra, các thỏa thuận an ninh sẽ cần phải được thiết lập vững chắc để bảo vệ Ukraine và ràng buộc nước này chặt chẽ hơn với châu Âu.
Bằng cách đưa ra các cam kết dài hạn, rõ ràng, được hệ thống hóa với Ukraine để đảm bảo rằng Kiev có thể lên kế hoạch cho các nhu cầu an ninh trong tương lai của mình.
Cách tiếp cận này sẽ mang lại an ninh cho Ukraine cho đến khi nước này trở thành thành viên của EU và có lẽ một ngày nào đó, NATO sẽ nghiêm túc xem lại lá đơn xin gia nhập của Ukraine.
Liệu Mỹ có thể sử dụng “mô hình bảo trợ 1:1” như Mỹ - Israel, Mỹ - Saudi Arabia, Mỹ - Nhật Bản, Hàn Quốc? Vấn đề này cần trả lời rõ ràng câu hỏi, Kiev có thể mang lại lợi ích gì cho Washington?
Có hai trường hợp, đối tác của Mỹ phải là quốc gia giàu tài nguyên chiến lược như trường hợp Saudi Arabia; nếu không - phải là quốc gia có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng giúp Mỹ nối dài ảnh hưởng ra bên ngoài, như Tokyo, Seoul và Tel Aviv.
Quân đội Mỹ đã rút khỏi Afghanistan, Taliban quay lại nắm quyền lãnh đạo đất nước; xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ chưa bao giờ được giải quyết. Một canh bạc mà đến khi ván cờ tàn người Mỹ nhận thấy mất nhiều hơn được, nên đã chuyển hướng.
>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Liệu Ukraine có rơi vào kịch bản Trung Đông? Chưa thể xác quyết! Song cách thức phương Tây áp dụng ở Đông Âu không khác mấy ở các nước Tây Á. Mỹ bắt đầu bằng những cam kết mạnh mẽ, đưa vũ khí tiền bạc,…
Bản thân châu Âu xem chừng “tiến thoái lưỡng nan”. Moscow rất dễ dàng tổ chức các cuộc tập kích vào lãnh thổ Ukraine, nhưng để Ukraine có khả năng chống trả thì toàn châu Âu phải vào cuộc. Đó là sự khác biệt, hay nói cách khác, đây là lợi thế của ông Putin.
Bất kỳ quả bom nào rơi trong lãnh thổ châu Âu đều có thể gây ra khủng hoảng toàn diện. Nếu để Ukraine thua cuộc, biến thành đống đổ nát trong lòng châu Âu cũng là viễn cảnh tồi tệ.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Vụ vỡ đập Kakhovka có lợi cho ai?
04:30, 08/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ sẽ có kế hoạch kết thúc cuộc chiến?
04:30, 07/06/2023
"Hé lộ" giải pháp giúp hóa giải chiến sự Nga - Ukraine
04:06, 07/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: 3 điều quyết định cục diện xung đột
03:30, 07/06/2023