Chiến sự Nga - Ukraine: 3 điều quyết định cục diện xung đột

Diendandoanhnghiep.vn Với phương Tây, Nga sẽ vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng bất kể kết quả của chiến sự Nga- Ukraine sẽ ra sao.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Nhân tố mới được kỳ vọng làm thay đổi cục diện

Các nhà lãnh đạo nhóm G7 họp tại Hiroshima, Nhật Bản

Các nhà lãnh đạo nhóm G7 họp tại Hiroshima, Nhật Bản

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây ở Hiroshima, các nhà lãnh đạo của các nước có nền công nghiệp lớn trên thế giới và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cùng thống nhất tăng cường hợp tác chống lại mối đe dọa từ Nga. Với tư cách là Chủ tịch G7 năm nay, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiếng nói thống nhất về vấn đề này.

Nhiều chuyên gia cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng của mình ở Ukraine. Ngay cả khi không đạt được mục tiêu lần này, Nga cũng sẽ tiến hành các hoạt động đe dọa khu vực trong nhiều năm, một tình huống có tác động lớn đến an ninh ở châu Á.

Các quốc gia chỉ trích Nga nhiều nhất là ba quốc gia vùng Baltic - Estonia, Latvia và Litva. Trên thực tế, từ lâu các quốc gia vùng Baltic đã cảnh báo về kế hoạch mở rộng lãnh thổ của Tổng thống Putin. Nhưng thế giới đã không chú ý đầy đủ cho đến khi lời cảnh báo trở thành hiện thực vào ngày 24/2/2022, khi Nga tấn công Ukraine.

Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins đặc biệt bi quan về triển vọng hòa bình của châu Âu. Trao đổi với Nikkei Asia Review, ông cho rằng: "Nếu chúng ta muốn có hòa bình vĩnh viễn ở châu Âu, chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến Nga một cách sâu sắc, điều này sẽ kéo theo những thay đổi nội bộ giống như nước Đức sau năm 1945".

"Những gì chúng tôi đang hướng tới bây giờ là đánh bại quân đội Nga ở Ukraine, giải phóng các lãnh thổ của Ukraine về mặt quân sự", ông Karins nói và nhấn mạnh rằng, điều đó có nghĩa là trong tương lai gần - và đó có thể là một tương lai dài hơn - sẽ phải có chính sách ngăn chặn và răn đe cụ thể để tránh một mối đe dọa tiềm tàng từ Nga."

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Những kịch bản hòa đàm bị loại bỏ

Khẩu đội pháo binh Nga khai hỏa tại tỉnh Zaporizhzhia hôm 6/5. Ảnh: RIA Novosti

Khẩu đội pháo binh Nga khai hỏa tại tỉnh Zaporizhzhia hôm 6/5. Ảnh: RIA Novosti

Về cơ bản, Thủ tướng Karins lập luận rằng việc đẩy các lực lượng Nga ra khỏi Ukraine sẽ không mang lại hòa bình, vì ông Putin có khả năng sẽ cố gắng thực hiện cuộc tấn công Ukraine một lần nữa khi Nga lấy lại được sức mạnh quân sự.

Đồng quan điểm, ông Kusti Salm, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cũng chỉ ra "Về mặt nhân sự, Nga đang huy động và huấn luyện quân dự bị với tốc độ nhanh chóng. Về mặt trang bị, Nga chắc chắn sẽ thúc đẩy tái đầu tư và cải thiện khả năng quân sự của mình".

Ông Slam cũng nói thêm, cho dù phải mất 3, 5 hay 7 năm để phục hồi, Nga cũng sẽ củng cố để giữ vị thế là một quốc gia hùng mạnh. Và trong trung và dài hạn, môi trường an ninh cho các nước láng giềng sẽ trở nên tồi tệ hơn chứ không tốt hơn.

Theo bình luận viên Hiroyuki Akita của Nikkei, hiện tại, ít nhất ba điều cần được Mỹ và phương Tây thực hiện kịp thời để thay đổi cục diện chiến sự Nga- Ukraine. Đầu tiên là tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine để giúp đánh bật các lực lượng Nga khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Điều này cần được thực hiện một cách triệt để tránh việc bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang khác trong tương lai.

Thứ hai, các biện pháp trừng phạt đối với Moscow cần được tăng cường để ngăn quốc gia này nhanh chóng khôi phục quân đội. Tuy nhiên, Nga là một cường quốc quân sự hàng đầu với hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân, nên chỉ riêng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ không thể ngăn cản Moscow tiếp tục gây hấn.

Cuối cùng, điều quan trọng đối với NATO là trở nên linh hoạt hơn và duy trì ưu thế vượt trội về quân sự trong dài hạn, mặc dù điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ phía châu Âu. Bất kể Ukraine có thể gia nhập NATO hay không, liên minh quân sự này sẽ phải tìm cách đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Có thể nói, tình hình căng thẳng sẽ tiếp tục ở Đông Âu ít nhất là trong tương lai gần. Tình hình này cũng sẽ tác động đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong Chiến tranh Lạnh, chính sách của Mỹ đã giữ cho quân đội sẵn sàng đối phó với hai cuộc xung đột lớn cùng một lúc. Nhưng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã từ bỏ chính sách này khi chính quyền của ông thông qua một chiến lược quốc phòng mới vào tháng 1/ 2012.

Nếu chiến tranh nổ ra ở châu Âu và châu Á cùng lúc, các đồng minh của Mỹ ở hai khu vực có thể phải tranh giành sự hỗ trợ quân sự của Mỹ. Để ngăn chặn một kịch bản như vậy, các đồng minh châu Âu và châu Á - cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia - cần tăng cường khả năng phòng thủ của chính họ.

Tướng Martin Herem, chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Estonia, nói với Nikkei rằng vẫn còn thời gian để phương Tây chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. "Số phận của một quốc gia phụ thuộc vào việc quốc gia đó có thể đưa ra quyết định nhanh chóng như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng. Đây là một lời khuyên nên đúng với mọi quốc gia".

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine: 3 điều quyết định cục diện xung đột tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714323775 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714323775 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10