Tại Diễn đàn Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đề xuất giải pháp thiết lập khu vực phi quân sự dọc biên giới Nga - Ukraine để kết thúc chiến tranh.
>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Đến thời điểm này, người ta vẫn chưa định hình được quỹ đạo của chiến sự Nga - Ukraine, tương lai mù mịt với hòa bình ở Đông Âu. Tổng thống Zelensky vừa hoàn thành vài tuần lễ ngoại giao - có vẻ như "cỗ máy chiến tranh" đã được tiếp thêm nhiên liệu.
Với Ukraine, mục tiêu của họ đã rõ ràng, giải phóng Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia,; không loại trừ khả năng vươn đến Crimea nếu điều kiện cho phép.
Ukraine lần lượt mở cuộc tấn công phản kích quy mô lớn, trang tin tức điện tử ngày Avia-pro đưa tin quân đội Ukraine đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga tại khu vực Vremievsky thuộc mặt trận Zaporizhia. Phía Bộ quốc phòng Nga nói rằng, lực lượng Nga đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công vào Donbass.
Đáng chú ý, đã xuất hiện môt diễn biến tích cực, phát ngôn viên Điện Kremlin, Peskov nói trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya ngày 4/6, rằng: “nhà lãnh đạo Nga đã, đang và sẽ cởi mở với bất kỳ kênh tiếp xúc nào liên quan các mục tiêu tại Ukraine thông qua các biện pháp hòa bình”.
Ông Peskov không quên cáo buộc phương Tây không đưa ra bất cứ lựa chọn nào khác để giải quyết xung đột tại Ukraine, Tổng thống Zelensky đã pháp lý hóa câu chuyện hòa đàm với Moscow.
Tuy vậy, gần đây các sáng kiến hòa bình manh tính trung lập bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Tại đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto nêu quan điểm kết thúc chiến sự Nga- Ukraine có sự chứng kiến của người đồng cấp phía Ukraine.
Kế hoạch bao gồm ngay lập tức chấm dứt chiến sự, ngừng bắn tại các vị trí hiện tại. Đáng chú ý, ông cũng đề xuất Nga và Ukraine lùi 15km từ các vị trí hiện tại để lập các khu phi quân sự. Những khu vực này sẽ đặt dưới sự giám sát của các quan sát viên và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Mô hình này khá phổ biến từng được áp dụng nhiều nơi, điển hình là bán đảo Triều Tiên chia cắt hai miền từ sau thế chiến II đến nay. Việc thành lập khu phi quân sự, ngưng bắn khó có thể thành công tại biên giới Nga - Ukraine.
Tính đến trước ngày 24/2/2022, toàn bộ 4 vùng miền Đông Ukraine hiện do lực lượng Nga kiểm soát là phần lãnh thổ được quốc tế công nhận, Kiev hoàn toàn đầy đủ lý do để không bao giờ chấp nhận rơi vào tay Nga. Do vậy kịch bản này sẽ bị loại bỏ.
>>Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger "hiến kế" hòa bình Nga - Ukraine
Cuối năm ngoái, một loạt lãnh đạo các quốc gia Đức, Pháp, Italy, Anh thăm Ukraine, Tổng thống Pháp Macron nhiều lần đề nghị ông Zelensky “hãy là chính trị gia” hàm ý tìm giải pháp hòa đàm hơn là chiến tranh vũ trang với Nga. Ông chủ điện Élyssée đã dẫn ra tiến trình hóa giải mối thù nặng nợ Pháp - Anh để minh họa.
Nhóm Tây Âu khi đó để ngỏ khả năng muốn Ukraine nhượng lãnh thổ để đổi lấy Hiệp ước hòa bình có chữ ký của Tổng thống Putin. Giải pháp này không căn cơ - không ai biết được tham vọng “Đại Nga” chỉ là 120 nghìn km2 lãnh thổ láng giềng hay tiếp theo là quốc gia nào? Kịch bản này cũng đã bị loại bỏ.
Kế hoạch “12 điểm” của Trung Quốc là phù hợp với luật pháp quốc tế hơn cả. Nhưng rất lạ! Tại sao các bên rất hạn chế đưa ra bình luận? Có vẻ người Ukraine chưa hoàn toàn tin tưởng Trung Quốc nên chưa từng có quan chức nào thể hiện quan điểm? Rõ ràng, Kiev có thể rất tán đồng nhưng không thể “nghe” theo Trung Quốc trong khi Mỹ và châu Âu mới là “mạnh thường quân” lớn nhất đài thọ cho cuộc chiến chống Nga.
Có thể bạn quan tâm
Đàm phán bế tắc, Nga- Ukraine có toan tính riêng
04:00, 21/11/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Mỹ thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga
04:00, 08/11/2022
"Hết cửa" đàm phán Nga - Ukraine?
04:00, 06/10/2022
Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
04:30, 16/09/2022
Bế tắc đàm phán, chiến sự Nga- Ukraine sẽ ác liệt hơn
04:00, 27/08/2022