Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine trong 16 tháng chiến sự vừa qua, nên nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ nên có kế hoạch kết thúc chiến sự.
>>Đàm phán "bế tắc", chiến sự Nga - Ukraine khó kết thúc sớm!
Tiếng nói hòa bình cho chiến sự Nga - Ukraine đã cất lên từ Trung Quốc đến châu Âu và mới đây nó được bàn đến tại Diễn đàn an ninh Shangri-La (Singapore). Trái lại, chính quyền Tổng thống Joe Biden chưa một lần cho thế giới biết quan điểm của Washington về kịch bản vãn hồi trật tự.
Mỹ ưu tiên cách tiếp cận bước một - tùy diễn biến chiến trường và đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Tổng thống Zelensky. Vào tháng 6/2022, ông Jack Sullivan, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ nói rằng: “trên thực tế, chúng tôi đã hạn chế đưa ra những gì chúng tôi coi là lộ trình kết thúc cuộc chiến”.
Một góc nhìn nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới chức Mỹ, rằng: Mỹ sẽ khó đưa ra quan điểm của mình về cuộc chiến mà họ không tham chiến. Người Ukraine sẵn sàng hi sinh vì đất nước họ, vì vậy cuối cùng họ phải quyết định khi nào nên dừng lại - bất kể Washington có thể muốn gì!
Cách lý giải đó đượm màu dân chủ. Nhưng cả thế giới muốn chiến sự Nga - Ukraine kết thúc nhưng Lầu Năm Góc là nhà tài trợ lớn nhất cho Kiev. Truyền thông đã nói đến những khoản lời kếch xù của giới tư bản lái súng, tư bản nông nghiệp; vị thế của Mỹ tăng vọt tại châu Âu,…
Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, Washington nên phát triển cách tiếp cận mới sau 16 tháng chiến sự, đã chứng minh: rất khó minh định chiến thắng hoặc bại trận tuyệt đối. Bất kể lực lượng Ukraine có thể giải phóng được bao nhiêu lãnh thổ, Nga vẫn đủ khả năng duy trì mối đe dọa lâu dài đối với Ukraine và toàn bộ châu Âu.
Bản đồ chiến tranh không hề thu gọn cho dù quân đội Ukraine được bổ sung đáng kể sức chiến đấu, một vài “điểm nổ” đã xuất hiện bên phía lãnh thổ Nga; bốn khu vực ở Donbass biến thành pháo đài vẫn nhả đạn đều đặn vào Ukraine.
Những yếu tố này có thể dẫn đến một cuộc xung đột tàn khốc, kéo dài nhiều năm mà không tạo ra một kết quả dứt khoát. Các nguyên tắc cơ bản của cuộc xung đột có thể sẽ giống nhau, nhưng chi phí của cuộc chiến bao gồm sinh mạng con người, tài chính, tác động tiêu cực sẽ tăng lên gấp bội.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Những kịch bản hòa đàm bị loại bỏ
Tăng vũ khí, hiện đại hóa quân đội Ukraine, cung cấp chiến thuật, thông tin tình báo và đào tạo con người khó có thể giúp Ukraine đánh bại Nga bằng vũ lực. Trong lịch sử các cuộc chiến tranh - thường rất khó kết thúc chiến sự khi một đội quân nào đó bị đẩy ra khỏi vị trí nhất định trên bản đồ.
Nói cách khác, chinh phục lãnh thổ - hay tái chinh phục, bản thân nó không phải là một hình thức chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh chỉ chấm dứt khi các bên được thỏa mãn ý chí, trong nhiều trường hợp bom đạn yếu hơn hẳn sức mạnh của đàm phán.
Giới lãnh đạo phương Tây lại tin rằng, Nga có thể thua trong một thời điểm nào đó, nhất là khi ông Putin suy giảm quyền lực; kinh tế suy kiệt, nội bộ rối ren, quan điểm phản chiến thắng thế.
Chiến sự Nga - Ukraine đã và đang trở thành cuộc khủng hoảng quốc tế có hậu quả nghiêm trọng, ít nhất kể từ sau Thế chiến II. Do đó, Washington và các đồng minh phải chuyển trọng tâm và bắt đầu tạo điều kiện cho môi trường chính trị, ngoại giao phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Những kịch bản hòa đàm bị loại bỏ
04:30, 06/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Nhân tố mới được kỳ vọng làm thay đổi cục diện
03:30, 05/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: NATO sắp duyệt đơn xin gia nhập của Ukraine?
04:30, 02/06/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: "Hé lộ" chiến thuật mới của Nga
04:00, 02/06/2023