Tên lửa rơi vào lãnh thổ Ba Lan một lần nữa cho thấy mối lo an ninh của Tổng thống Andrej Duda là thực tế, nhất là khi quan hệ Nga - Ba Lan ngày càng xấu đi.
>>Vì sao NATO chưa kết nạp Ukraine?
Một quả tên lửa đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan khiến 2 công dân nước này bị thiệt mạng. Tuy chưa rõ nguyên nhân vụ việc, nhưng những mối nguy với Ba Lan trong chiến sự Nga – Ukraine một lần nữa được xác minh là hoàn toàn hiện hữu.
Tổng thống Ba Lan, ông Andrej Duda sau đó đã điện đàm với Tổng thống Biden và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Theo giới chức nước này, Warsaw đã từng cân nhắc kích hoạt Điều 4 của Hiệp ước NATO. Các cuộc tham vấn có thể được triệu tập khi một quốc gia thành viên NATO cảm thấy sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập chính trị hoặc an ninh gặp nguy cơ.
Thông thường, nếu Điều 4 Hiệp ước NATO được thống nhất, thì ngay lập tức Điều 5 được thảo luận bởi “một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối”.
Trừ khoảng thời gian trực thuộc Liên Xô, Ba Lan có lịch sử đối kháng gay gắt với Nga, Moscow coi Ba Lan như nhà nước phản Chúa, vì tư tưởng Công giáo và dân chủ của nước này cần phải dẹp bỏ bởi những nước khai sáng chính quy. Nga đã cai trị Ba Lan 123 năm.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ba Lan nhanh chóng hướng Tây, gia nhập EU và NATO, người Nga không hài lòng về điều này nên quan hệ song phương tiếp tục đối đầu trong những vấn đề khu vực và quốc tế.
Kremlin thiết lập quyền lực nối dài ở Belarus thông qua chính quyền thân hữu do ông Lukashenko làm Tổng thống thì Warsaw thêm phần lo lắng. Đặc biệt khi Nga tấn công vũ trang Ukraine từ ngày 24/2 năm nay, chính quyền Ba Lan cảm nhận khả năng bị tấn công liên đới gần hơn bao giờ hết.
Chính vì thế, Ba Lan là quốc gia đầu tiên kêu gọi EU cấm vận dầu mỏ và khí đốt Nga; cung cấp cơ chế tị nạn, tích cực viện trợ thuốc men, vũ khí cho Ukraine. Ba Lan muốn duy trì hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này.
Thứ nhất, chiến sự Nga- Ukraine kéo dài khiến Moscow kiệt quệ, qua đó giảm khả năng đe dọa đến an ninh khu vực nói chung và Ba Lan nói riêng. Họ biết rằng mình có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo của Moscow, vì Nga đã để mắt đến Ba Lan từ lâu.
Thứ hai, Ba Lan có nhiều toan tính riêng. Tướng Waldemar Skrzypczak, cựu Tư lệnh lục quân Ba Lan cho rằng, Kaliningrad ban đầu là một phần của Phổ và Ba Lan, sau đó bị Nga chiếm đóng từ năm 1945, vì vậy Ba Lan có quyền hợp pháp để yêu cầu trả lại nó.
Thứ ba, giúp Ukraine là giúp chính Ba Lan thực hiện các toan tính riêng. Trong trường hợp Kiev chiến thắng thì Warsaw cũng được xem là có công trạng, từ đó thúc đẩy láng giềng trao trả một số vùng lãnh thổ bị mất.
Giả lập rằng vụ rơi tên lửa là chủ đích của phe đối lập thì NATO có ra sức bảo vệ Ba Lan? Về lý thuyết thì đúng như vậy, nhưng phương Tây không vội vàng hàng động cứng rắn.
Mỹ và NATO xác định rõ quan điểm bản lề, họ không muốn đối đầu trực diện với Nga, hàm ý là cuộc chiến tranh “nóng” sẽ dẫn đến thảm họa một mất một còn. Hơn nữa, thực lực và bối cảnh hiện tại không cho phép Washington và Brussels vướng vào vũng bùn chiến tranh.
Xét cho cùng, Mỹ và châu Âu có nhiều lợi ích với Nga hơn Ba Lan. Đó là mối quan hệ thương mại dầu mỏ và khí đốt. Dù cấm vận chặt chẽ đến đâu, quan hệ ngoại giao lạnh nhạt đến mức nào thì phương Tây vẫn phụ thuộc nguồn năng lượng giá rẻ từ Moscow trong ngắn hạn.
Có thể bạn quan tâm
Quốc gia nào đã phóng tên lửa xuống Ba Lan?
04:00, 17/11/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Nga sẽ bồi thường cho Ukraine?
04:30, 16/11/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Cảnh báo đáng sợ của Nga
15:38, 14/11/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và hàm ý ở Kherson
04:30, 14/11/2022
Nga "bắt tay" Iran đối phó Ukraine
04:00, 12/11/2022