Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục "leo thang"

Cẩm Anh 18/09/2018 11:30

Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, và dự kiến mức thuế này sẽ tăng lên 25% vào năm 2019.

Cuộc chiến thương mại toàn cầu đang leo thang do mức thuế mới của Tổng thống Trump

Cuộc chiến thương mại toàn cầu đang leo thang do mức thuế mới của Tổng thống Trump

Hành động này đã làm cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trung Quốc đã đe dọa sẽ có hành động trả đũa tương xứng với mức thuế mới này.

"Trung Quốc sẽ không bằng lòng với việc chỉ giữ thế phòng ngự trong cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ", tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin và nhấn mạnh, không có gì là mới khi Mỹ liên tục tìm cách leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc nhằm mục đích đòi hỏi thêm trên bàn đàm phán. 

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    Kinh tế toàn cầu suy giảm vì chiến tranh thương mại

    04:01, 09/09/2018

  • Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?

    Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?

    07:15, 01/09/2018

  • Chiến tranh thương mại đang

    Chiến tranh thương mại đang "gặm nhấm" doanh nghiệp toàn cầu

    04:30, 30/08/2018

  • Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?

    Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?

    11:49, 27/08/2018

  • Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    Cẩn trọng với mọi biến cố từ chiến tranh thương mại

    06:00, 18/08/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung:p/“Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

    11:00, 17/08/2018

  • Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Hai kịch bản chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    13:30, 10/08/2018

  • Nội bộ Trung Quốc

    Nội bộ Trung Quốc "rạn nứt" vì chiến tranh thương mại

    11:00, 10/08/2018

Một quan chức cấp cao của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ không đàm phán trong tình trạng "bị dí súng vào đầu". Bên cạnh việc đáp trả thuế quan, Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu hàng hóa, nguyên liệu thô và những vật liệu chủ chốt với chuỗi cung ứng sản xuất của Mỹ.

Tuy nhiên, trước những đe dọa của Trung Quốc từ trước đến nay, Tổng thống Trump dường như chưa bao giờ e ngại. Trong một tuyên bố gần đây, ông Trump nói rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

"Nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nông dân Mỹ hoặc tăng thiệt hại với các ngành khác, chúng tôi sẽ ngay lập tức theo đuổi giai đoạn ba, mức thuế sẽ áp cho 267 tỷ USD hàng hóa bổ sung của Trung Quốc", ông Trump tuyên bố.

Tổng thống Trump đã bảo vệ việc áp thuế trừng phạt Trung Quốc, bất chấp những lời chỉ trích từ các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa và các thiệt hại chính trị tiềm ẩn. Ông viết trên tweet: "Thuế quan đã đưa Hoa Kỳ vào một vị thế thương lượng rất mạnh, với hàng tỷ USD, và việc làm đang chảy về Mỹ. Mức tăng chi phí cho đến nay hầu như không đáng kể". 

Theo giới quan sát, Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là bên khó lường trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

"Rủi ro lớn hơn của cuộc chiến thương mại nằm ở phía Trung Quốc thay vì Mỹ", ông Gilbert - Giám đốc điều hành (CEO) Công ty đầu tư toàn cầu Standard Life Aberdeen nhận xét và nhấn mạnh, Tổng thống Trump quen với việc đưa ra nhượng bộ khi đàm phán, trong khi Trung Quốc có nhượng bộ hay không là rất khó đoán.

Tổng thống Trump sẽ luôn chấp nhận mức thấp hơn những gì ông ấy đòi hỏi, tuy nhiên, các hành động gây chiến để ép Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán không phải là biện pháp giúp Trump đạt đươc mong muốn.

Xu thế leo thang chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay rất khó để bên thứ ba không bị ảnh hưởng bởi dòng xoáy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Các đối tác thương mại truyền thống của Trung Quốc cũng đã bắt đầu tháo chạy khỏi thị trường này để né những tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại.

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết việc chuyển dòng thương mại sang các nước đối tác khác, như Việt Nam có thể coi là một "điểm sáng" khi các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc đang bắt đầu có những tổn thương.

"Nếu Việt Nam đáp ứng và đẩy mạnh được những mặt hàng là đối tượng chịu mức thuế trừng phạt ở Mỹ và Trung Quốc, thì đây là một lợi ích không nhỏ", ông Hiếu cho biết.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng chịu những rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, như nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào các quốc gia lân cận như Việt Nam để tiêu thụ và nấp dưới xuất xứ khác...

Chuyên gia Nguyễn Lê Đình Quý nhận định, bất kỳ bất ổn nào trong thương mại cũng sẽ dẫn đến các bất ổn của thị trường quốc tế, qua đó tạo các cú “sốc” với các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Vừa qua, những xáo trộn trên thị trường quốc tế như việc biến động của tỷ giá và thị trường chứng khoán ở nhiều nước, việc tăng giá của một số hàng hóa cơ bản như xăng, dầu… đã có những tác động nhất định đến tâm lý và niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng.

"Với tình trạng căng thẳng đang có xu hướng kéo dài như hiện nay, tăng trưởng, lạm phát, công ăn việc làm, và nhiều khía cạnh khác của kinh tế vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực", ông Quý cho biết, các hàng rào thương mại được dựng lên sẽ tác động đến chuỗi sản xuất trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, xuất nhập khẩu cũng không phải là ngoại lệ, sẽ bị tác động tiêu cực.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được dự báo sẽ còn tiếp tục leo thang và kéo dài. Cả hai nước đều đã đi quá xa trong cuộc chiến này khi các biện pháp thuế quan đã và đang làm tổn thương đến người tiêu dùng, chính thức gây ra những "vết thương" khó lành trong quan hệ thương mại và ngoại giao giữa hai bên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục "leo thang"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO