Chính sách nào để tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%?

ĐỖ HUYỀN 17/04/2022 12:50

Với kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt khoảng 6-6,5% nếu thực hiện tốt chương trình phòng chống dịch, phục hồi, phát triển kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực từ xung đột Nga – Ukraine.

>>Xung đột Nga - Ukraine: 4 tác động với nền kinh tế Việt Nam

Đó là nhận định của TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV trong Báo cáo về tình hình kinh tế quý 1, dự báo năm 2022. Báo cáo đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2022.

Theo đó, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ, nhờ độ bao phủ vắc xin cao, thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.

Chính sách mở cửa lại du lịch của Việt Nam được xem là một trong những động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Chính sách mở cửa lại du lịch của Việt Nam được xem là một trong những động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Theo đó, với kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP vẫn có thể đạt khoảng 6-6,5% nếu Việt Nam thực hiện tốt chương trình phòng chống dịch, chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội 2022-2023 và giảm thiểu rủi ro, tác động tiêu cực từ xung đột Nga - Ukraine.

Ở kịch bản trung bình, tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%; và ở kịch bản tiêu cực, tăng trưởng có thể chỉ đạt 4,5-5%.

Báo cáo cũng nêu, áp lực lạm phát, giá cả hàng hóa, dịch vụ toàn cầu ở mức cao cùng với đà phục hồi kinh tế của Việt Nam cao hơn năm 2021; độ trễ của chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng cùng với việc thực hiện chương trình phục hồi sẽ là những thách thức chính đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022.

Tính đến sự cải thiện sức cầu, sự sôi động trở lại của các hoạt động kinh tế xã hội và tác động vòng 2, vòng 3 của việc tăng giá xăng dầu, CPI bình quân năm 2022 dự báo sẽ ở mức 3,8-4,2%, có thể cao hơn mục tiêu 4% nhưng chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh và Việt Nam cần ưu tiên phục hồi năm nay.

TS Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết 38/NQ-CP (ngày 17/3/2022) về phòng chống dịch, với phương châm nhất quán là “sống chung an toàn với COVID”, trong đó cần đẩy nhanh tiêm mũi tăng cường và tiêm vắc xin cho trẻ em; sớm triển khai Nghị quyết 12 (năm 2021) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 và chương trình nâng cao năng lực y tế.

Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo nhất quán thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 01 và 02; thực thi đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả và nhanh chóng các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023; trong đó các bộ ngành cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cho rằng cần kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát và phối hợp chính sách hiệu quả, nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

>>Kinh tế Việt Nam quý 1/2022: Cẩn trọng với các rủi ro

Điều này nhằm mục đích thực hiện thành công chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; quản lý tốt giá xăng dầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ khác nhằm kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu 4%; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, hệ thống chia sẻ thông tin phục vụ hiệu quả phối hợp chính sách và kiểm soát rủi ro phát sinh.

Nhóm cũng đề nghị quyết liệt đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó tập trung vào các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giao kế hoạch, giải phóng mặt bằng; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Song song với đó, chú trọng đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là với các cấu phần quan trọng (doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và đơn vị sự nghiệp công…) nhằm huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; thực hiện tốt các mục tiêu về cơ cấu lại nền kinh tế mà Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết 31/2021/QH15 đã đề ra.

TS Cấn Văn Lực và cộng sự cũng cho rằng cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế; xây dựng hành lang pháp lý cho việc quản lý, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội và chính quyền số. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính một cách thực chất, thiết thực, trong đó việc ưu tiên tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn… 

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế số - Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai

    08:26, 15/04/2022

  • Tín dụng bán lẻ tăng trưởng ấn tượng

    14:30, 14/04/2022

  • "Tăng trưởng với quan điểm thận trọng", Bản Việt muốn đẩy mạnh bán lẻ

    04:00, 09/04/2022

  • Kịch bản tăng trưởng cho các quý còn lại năm 2022

    04:00, 04/04/2022

  • Huy động nguồn vốn cho tăng trưởng xanh

    03:00, 04/04/2022

  • Traphaco duy trì tốc độ tăng trưởng cao

    01:42, 31/03/2022

  • Doanh nghiệp Ấn Độ tìm cơ hội tăng trưởng ở thị trường ASEAN

    03:00, 29/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính sách nào để tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO