Các sản phẩm không kiểm soát, không đảm bảo tiêu chuẩn, gây tổn hại cho người tiêu dùng và ”đánh cắp” thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp.
>>>[TRỰC TIẾP] Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử phạt
Chia sẻ tại Toạ đàm “Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Công tác phối hợp và chế tài xử phạt”, ông Adrian Clarke, Quản lý Đối ngoại Công ty JTI Việt Nam cho biết, công ty chuyên sản xuất một số thương hiệu thuốc lá nổi tiếng trên thế giới và phân phối các sản phẩm hợp pháp, có kiểm soát, tiêu chuẩn cao cho người tiêu dùng Việt Nam.
“Đây là sự tương phản rõ rệt giữa các doanh nghiệp chân chính như chúng tôi với những đối tượng bán các sản phẩm không kiểm soát, không đảm bảo tiêu chuẩn, gây tổn hại cho người tiêu dùng và ”đánh cắp” thị phần của các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp”, ông Adrian Clarke nhấn mạnh.
Thực tế hệ luỵ của việc buôn lậu, gian lận thương mại rõ ràng như vậy. Tuy nhiên việc đấu tranh với vấn đề này lại gặp thách thức rất lớn. Thậm chí theo Quản lý Đối ngoại Công ty JTI Việt Nam, thách thức tại Việt Nam lớn hơn nhiều so với các quốc gia trên thế giới khi mà Việt Nam có đường biên giới dài, các tội phạm có hành vi tinh vi.
Chia sẻ về giải pháp tại các quốc gia trên thế giới trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, ông Adrian Clarke cho biết: “Các quốc gia như Đài Loan có hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người tiêu dùng về hệ luỵ với hàng nhái hàng giả với chính sức khoẻ của họ. Cũng như tác động tiêu cực tới hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp cũng như chính các nhà sản xuất chân chính”.
Quản lý Đối ngoại Công ty JTI Việt Nam đánh giá đây là cách thức tốt để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm bất hợp pháp, những tác động tiêu cực khi họ sử dụng chính những sản phẩm đó, hệ luỵ tổn hại tới toàn xã hội, cũng như chế tài xử phạt nếu họ vi phạm.
>>>CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI: Có trường hợp “bảo kê” cho hành vi vi phạm
>>>CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI: Cần sự đồng lòng
“Hay tại Anh, chúng tôi cũng có những chương trình hiệu quả hướng tới những người bán lẻ và cả người tiêu dùng, cả trên phương tiện trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt, tạo điều kiện dễ dàng để người dân có thể trình báo cho người dân khi nghi ngờ có hành vi này. Chúng tôi có chương trình giáo dục thay đổi nhận thức và khuyến khích trình báo với người tiêu dùng, đưa luật pháp vào cuộc sống. Tuy nhiên, để làm được như vậy cần chế tài nghiêm khắc”, ông Adrian Clarke cho biết.
Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống Hàng Giả (VATAP) cho biết Hiệp hội cũng nhận được nhiều phản ánh từ các doanh nghiệp có tình trạng hàng giả, hàng lậu tương tự.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều khó khăn vướng mắc trong phối hợp khi xử lý các vụ việc gồm khó khăn trong xác định kho hàng, chủ sở hữu hoặc công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường…
Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2022 kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái đã giảm sâu. Nhiều vụ việc, vụ án, đối tượng cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đã được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, tạo sự răn đe, phòng ngừa.
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra, hình thức và phương pháp ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, tạo ra nhiều hệ lụy xấu cho doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, tài sản và quyền lợi người tiêu dùng, xa hơn nữa là tác động xấu tới toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm
14:39, 29/11/2022
14:33, 29/11/2022
15:29, 29/11/2022
14:20, 29/11/2022