Chống hàng giả: Truyền thông không bằng… “truyền miệng”

NGUYỄN VIỆT 10/05/2022 03:00

Để chống hàng giả trên sàn thương mại điện tử, tác động nhiều nhất tới hành vi người tiêu dùng không phải truyền thông, mà từ “truyền miệng” người thân.

>>Ai tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng?

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ về thực trạng hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử hiện nay.

Các hình thức vi phạm chủ yếu liên quan đến buôn bán các mặt hàng trên mạng không đúng như quảng cáo, các đối tượng thường lợi dụng hình ảnh, đoạn video của chính hãng để quảng cáo.

Các hình thức vi phạm chủ yếu liên quan đến buôn bán các mặt hàng trên mạng không đúng như quảng cáo, các đối tượng thường lợi dụng hình ảnh, đoạn video của chính hãng để quảng cáo.

Theo TS. Võ Trí Thành, bên cạnh việc tích cực của phát triển thương mại điện tử như tạo thêm công ăn việc làm, sản xuất kinh doanh, phân phối…, thì mặt trái là nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu.

Hàng giả - kẻ thù của sự phát triển

Ngoài việc làm méo mó môi trường cạnh tranh, còn gây hình ảnh đến đất nước, doanh nghiệp, sức sáng tạo và ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng. Hàng giả, hàng nhái còn làm xói mòn nguồn thu, ảnh hưởng tới việc thu thuế. Đó là chưa kể là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

“Bên cạnh đó, có quá nhiều hàng giả hàng nhái và hàng lậu, thì việc chuyển sang nền kinh tế không tiền mặt sẽ khó khăn và chậm. Bởi khi đó ta phải nhìn thấy hàng mới trả tiền”, TS. Võ Trí Thành bày tỏ.

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhìn nhận, hàng giả bao giờ giá cũng rẻ hơn hàng thật, bởi chất lượng không kiểm soát, giá đầu vào rẻ, không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế… “Riêng trốn thuế là hàng giả đã thắng hàng thật rồi. Do vậy rất khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Sinh thẳng thắn.

Vẫn theo ông Sinh, có một thức tế là một số doanh nghiệp “e ngại” không muốn phối hợp làm rõ việc sản phẩm bị làm giả. Họ tránh truyền thông, ví dụ rượu Vodka Hà Nội bán chạy nhưng sau bị làm giải nhiều. Ban đầu doanh nghiệp phối hợp rất tốt với cơ quan chức năng nhưng khi truyền thông đưa tin nhiều thì hàng không bán được nữa vì người tiêu dùng sợ hàng bị làm giả nhiều.

Bình luận về vấn đề này, theo TS. Võ Trí Thành, đất nước ta đang bước sang giai đoạn phát triển mới, muốn dựa trên sự sáng tạo, năng suất chứ không chỉ còn dựa trên sức lao động và nguồn tài nguyên. Do đó, nếu  hàng giả, hàng nhái thì khát vọng và mong mỏi của doanh nghiệp sẽ không bao giờ đạt được.

“Không ai mong muốn sáng tạo hay phát triển khi mà còn đầy rẫy hàng nhái hàng giả. Cho nên, chúng ta không chỉ coi hàng giả, hàng nhái là vấn nạn mà phải coi là kẻ thù của sự phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển thịnh vượng. Đây thực sự là giặc xâm lăng đối với mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia”, ông Thành chia sẻ.

Đề xuất giải pháp chống hàng giả, hàng nhái, theo TS. Võ Trí Thành, điều tác động nhiều nhất tới hành vi của người tiêu dùng không phải là truyền thông, mà là “truyền miệng” từ người thân quen. Cho nên nhận thức theo hình thức “hương ước” phi chính thức này đóng vai trò rất quan trọng.

“Tôi muốn nhận mạnh, khi nói về việc xử lý hàng giải hàng nhái hàng lậu, chúng ta hay nói xử phạt chưa đến nơi đến chốn, chưa đủ sức răn đe. Trong vấn đề này, vai trò của các hiệp hội, nhóm xã hội rất quan trọng. Tiếp đến là vai trò của các cơ quan an ninh nạng, xử lý liên quan tới công nghệ. Nhưng có một cơ quan rất quan trọng, đó là cơ quan xử lý tranh chấp. Tuy nhiên, vai trò của hiệp hội, trọng tài, tòa án, quan hệ thương lượng, hòa giải… thời gian qua hoạt động chưa hiệu quả”, TS. Võ Trí Thành nói. 

Đánh giá về thực trạng hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, khi lợi nhuận được “đẩy lên”, lập tức sẽ có rất nhiều tổ chức cá nhân tìm mọi cách trục lợi.

Vì đặc điểm của thương mại điện tử là không phải tiếp xúc giữa người bán và người mua, không phụ thuộc vào địa lý, các phương thức thanh toán thông qua qua điện tử như internet banking dẫn đến việc mua bán giữa hai bên rất dễ dàng.

>>Nan giải chống hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Khó quản lý vì hoạt động “du kích”

Các hình thức vi phạm chủ yếu liên quan đến buôn bán các mặt hàng trên mạng không đúng như quảng cáo, các đối tượng thường lợi dụng hình ảnh, đoạn video của chính hãng để quảng cáo. Ví dụ, nhập thịt trâu nhưng quảng cáo thành bò… Úc.

Vẫn là bộ quần áo đó, nhưng hình ảnh trên mạng và thực tế khi người mua sử dụng lại khác nhau “một trời một vực”.

Vẫn là bộ quần áo đó, nhưng hình ảnh trên mạng và thực tế khi người mua sử dụng lại khác nhau “một trời một vực”.

Nhưng điều khiến ông Lê lo nhất là các livestream trên mạng xã hội, như Facebook, Zalo, TikTok nên không quản lý được vì họ đánh “du kích” nhỏ lẻ, đôi khi ở trong các chung cư thì không có lực lượng quản lý thị trường nào dám vào để bắt, không có lý do gì để bắt. Mà kể cả vào thì cũng không có gì, họ chỉ có mỗi điện thoại để livestream, giới thiệu 1 hàng để đưa lên nói rất là hay. Chúng ta không quản lý nổi những cái nhỏ như thế.

Nhưng khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng lại là hàng hóa khác, hoặc không đúng như quảng cáo, có thể sản phẩm kém chất lượng tuy có hình thức và chứng thực là sản phẩm chính hãng nhưng đã qua sử dụng, sản phẩm đã được sửa chữa, không đám bảo tính mới như nguyên bản. Người tiêu dùng bị thiệt thòi trong chế độ bảo hành cũng như độ bền sau này.

Một số đối tượng tìm cách đưa hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam, thương mại điện tử không có biên giới, khi người tiêu dùng có nhu cầu đặt hàng trên các trang thương mại điện tứ, các đối tượng lại tìm cách móc nối với đối tượng ở nước ngoài thông qua đường mòn lối mở để vận chuyển các hàng hóa giả mạo từ nước ngoài vào, từ đó bán sản phẩm vừa mang tính chất nhập lậu cũng như không đảm bảo chất lượng.

Bình luận về vấn đề này, ông Vũ Anh, Giám đốc chiến lược sàn Thương mại điện tử Voso đánh giá, thực tế các sàn thương mại điện tử cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó. Do đó, các sàn thương mại điện tử làm chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa.

Điều này tạo ra tình trạng trong số các hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó, có tình trạng mặc dù không phải hàng giả hàng, nhái nhưng tiêu chuẩn chất lượng một số mặt hàng không đảm bảo, gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng.

Vấn đề nhức nhối này theo ông Vũ Anh có thể giải quyết bằng cách sự vào cuộc của các cơ quan bộ, ban, ngành. Đồng thời đưa ra các khung pháp lý cơ chế chính sách phù hợp, hướng dẫn các sàn thương mại điện tử

Ví dụ, với sàn thương mại điện tử Voso, khi các đối tác đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn, điều đầu tiên phải làm là mã số thuế, các thông tin của doanh nghiệp bán hàng phải đầy đủ. Trước thông tin hàng giả, hàng nhái tràn lan, chúng tôi có các công cụ như eKYC, có chứng minh thư nhưng vẫn phải chụp ảnh… xác minh thông tin từ người bán.

Đối với vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa, ông Vũ Anh cho rằng các sàn cũng nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc, hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng… để xác minh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Ai tiếp tay cho hàng giả, hàng kém chất lượng?

    05:04, 02/04/2022

  • Hàng giả, hàng kém chất lượng: Tại anh, tại ả

    04:31, 25/03/2022

  • Chặn hàng giả, hàng nhái trên "chợ mạng" cách nào?

    05:00, 22/03/2022

  • Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Tăng trách nhiệm của chủ sàn

    04:00, 27/02/2022

  • Nan giải chống hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

    04:00, 26/02/2022

  • Chuyện hàng giả trên sàn TMĐT

    05:05, 16/02/2022

  • Ngăn chặn hàng lậu, hàng giả trong bối cảnh mới

    12:30, 09/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chống hàng giả: Truyền thông không bằng… “truyền miệng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO