Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: "Liên kết ngang giữa các địa phương còn yếu"

Nhóm phóng viên 20/12/2019 14:40

“Một trong những điểm yếu của các địa phương nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng là vấn đề liên kết vùng, liên kết ngang giữa các địa phương”.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh trong Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ", diễn ra chiều 20/12 tại thành phố Hải Phòng.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo TS Vũ Tiến Lộc: Trong phát triển kinh tế đất nước cũng như trong phát triển kinh tế các tỉnh, thành thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trong, đó là động lực chính cho sự phát triển. Còn chính quyền vùng đóng vai trò như người dẵn dắt sự phát triển kinh tế vùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển từ Quảng Ninh

    Kinh nghiệm thu hút đầu tư phát triển từ Quảng Ninh

    16:23, 20/12/2019

  • Động lực tăng trưởng từ các tập đoàn kinh tế lớn

    Động lực tăng trưởng từ các tập đoàn kinh tế lớn

    16:01, 20/12/2019

  • Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    Liên kết doanh nghiệp: “Chìa khoá” phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

    15:59, 20/12/2019

  • Hợp tác, hỗ trợ liên kết vùng từ tầm nhìn của Luật Thủ đô

    Hợp tác, hỗ trợ liên kết vùng từ tầm nhìn của Luật Thủ đô

    15:38, 20/12/2019

  • [Trực tiếp] Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

    [Trực tiếp] Diễn đàn “Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”

    14:01, 20/12/2019

Chủ tịch VCCI cho biết: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 1 trong 2 vùng kinh tế trọng điểm dẫn dắt nền kinh tế cả nước. Trong thời gian qua, với những nỗ lực của chính quyền các địa phương và sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, kinh tế xã hội vùng này có sự phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được tăng cường, chất lượng nguồn nhân lực phát triển.

Hiện nay, theo Chủ tịch VCCI Việt Nam đang đứng trước một cơ hội phát triển lớn do địa chính trị. "Chúng ta thường nói đến công thức phát triển là Trung Quốc cộng 1 và Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng của một số điểm đến xuyên quốc gia. Và, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của chiến lược này". - Chủ tịch nói.

Theo ông, chiến tranh thương mại đang diễn ra căng thẳng và chưa có tín hiệu giảm nhiệt. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch VCCI cho rằng xu hướng chuyển dịch đầu tư tiếp tục diễn ra, nếu có giải pháp tốt, chiến lược tốt Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng được những cơ hội trên.

“Tất nhiên, với chiến lược thu hút FDI này cũng có 2 mặt. Nếu chúng ta có chiến lược thu hút FDI cẩn thận thì lựa chọn những doanh nghiệp có công nghệ, lựa chọn những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, còn nếu không, Việt Nam có thể trở thành bãi rác công nghệ”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Dẫn nguồn một số đánh giá của các tổ chức quốc tế, Chủ tịch VCCI khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất với quy mô thị trường lớn, nguồn lao động giá rẻ, dồi dào, môi trường kinh doanh cải thiện.

“Dù đã có nhiều cải thiện nhưng cho đến nay năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp. Do đó, chúng ta cần tiếp tục nỗ lực cải cách thể chế”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Hiện tại, VCCI vẫn đang tiếp tục kiến nghị sửa đổi những chồng chéo về pháp luật kinh doanh, đề nghị sớm giải quyết những vướng mắc này để doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VCCI cho rằng năng lực thực thi của các địa phương là vấn đề cần tăng cường, chỉ số PCI cũng là điều mà các địa phương cần phải quan tâm trong quá trình liên kết vùng.

Một trong những điểm yếu của các địa phương nói chung và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng là vấn đề liên kết vùng, liên kết ngang giữa các địa phương”, Chủ tịch VCCI đưa ra lưu ý.

“Sự phối hợp giữa các địa phương vô cùng cần thiết. Trong đó, nòng cốt của liên kết vùng chính là liên kết doanh nghiệp. Chi nhánh VCCI chính là một trong những cầu nối để doanh nghiệp liên kết.”- Chủ tịch VCCI nói thêm.

Hiện tại, VCCI đang đề xuất đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới đều có hình thức này, duy chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là không.

Tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI đề nghị các địa phương tiếp tục kiến nghị Quốc hội đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp để thúc đấy sự phát triển của khu vực này.

Trong liên vùng, Chủ tịch VCCI cho rằng doanh nghiệp lớn chính là trung tâm của các chuỗi liên kết trong khu vực.

Đồng thời, theo Chủ tịch VCCI, nếu có nỗ lực từ cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền địa phương, nếu doanh nghiệp và chính quyền địa phương cùng nắm tay nhau thì đây là mô hình thích hợp, hiệu quả để quá trình liên kết vùng diễn ra hiệu quả.

Trong thời gian sắp tới, VCCI cũng triển khai hàng loạt lĩnh vực quan trọng, mong ước xây dựng mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

“VCCI sẽ phối hợp các cơ quan của các tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, làm sao các chính sách hỗ trợ đối tượng này hiệu quả. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhận thức được định hướng phát triển bền vững, coi phát triển bền vững là mô hình mà doanh nghiệp cần hướng tới”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: "Liên kết ngang giữa các địa phương còn yếu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO