Việc chưa thể bứt phá qua ngưỡng kháng cự có thể khiến tâm lý của nhiều nhà đầu tư chùng xuống, áp lực điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện trong các phiên đầu tuần này.
Dòng tiền chững lại
Các thị trường chứng khoán quốc tế vừa trải qua một tuần kém khả quan, tuy vậy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được xem là thị trường có diễn biến tốt nhất khi chỉ giảm nhẹ. Mặc dù chỉ số có những diễn biến tốt, nhưng xuyên suốt khoảng 1 tháng nay, khối ngoại liên tục bán ròng.
Đặc biệt, trong những phiên các chỉ số tiếp cận ngưỡng kháng cự thì áp lực bán càng quyết liệt hơn nữa, với giá trị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đây cũng là một áp lực lên dòng tiền trong nước cũng như các chỉ số chứng khoán.
Diễn biến giá hợp đồng tương lai chỉ số kỳ hạn 1 tháng.
Tâm lý xuyên suốt trong tuần vừa qua nhìn chung không quá kém, các nhịp giảm không quá sâu do sự chủ động của bên mua, đồng thời độ lệch (basis) giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở cũng liên tục duy trì ở trạng thái dương.
Tâm lý dòng tiền có sự chùn lại, cả dòng tiền mua và dòng tiền bán đều sụt giảm. Nhìn chung, dòng tiền tham gia giao dịch giai đoạn này là có giới hạn, nên khó có thể kỳ vọng thêm.
Nhìn ở khía cạnh tích cực, sự chững lại về mặt dòng tiền cũng là điều cần thiết và quan trọng hơn hết là đường cầu vẫn duy trì trạng thái cao hơn đường cung.
Có thể bạn quan tâm
14:40, 20/02/2019
10:13, 19/02/2019
12:01, 18/02/2019
11:01, 24/01/2019
11:01, 18/12/2018
11:30, 14/11/2018
Nỗ lực bứt phá gặp nhiều trở ngại
Đà lan tỏa của các cổ phiếu vốn hóa lớn thể hiện sự suy yếu rõ rệt, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và cắt xuống đường trung bình 10 phiên là tín hiệu cảnh báo rủi ro cho thị trường chứng khoán cơ sở. Đây là những diễn biến không lành mạnh và sẽ là rào cản lớn khiến nỗ lực bứt phá của thị trường sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong thời gian tới.
Đà lan tỏa tạo tín hiệu phân kỳ âm.
Nhóm VN30 vẫn duy trì đà lan tỏa được xem là tích cực (69%), nhưng dòng tiền suy giảm khiến chỉ số chung luôn trong trạng thái rất đuối trong các nhịp tiếp cận kháng cự. Ngân hàng là nhóm dẫn sóng xuyên suốt, nhưng lại thiếu sự đồng thuận từ các nhóm khác, đặc biệt là nhóm bất động sản.
Thiếu trụ dẫn dắt mới.
Nếu trong tuần này, thị trường không đón nhận sự trở lại của nhóm bất động sản thì khả năng bùng nổ của các chỉ số là rất khó. Do vậy, sự vận động của nhóm này sẽ được chú ý.
Ưu tiên canh Mua trong các nhịp điều chỉnh
Nhìn chung, các nhịp điều chỉnh của chỉ số trong tuần qua vẫn được xem là lành mạnh, bối cảnh thị trường quốc tế tiêu cực không khiến thị trường chịu quá nhiều sức ép, xu hướng tăng vẫn được duy trì, hỗ trợ cho chỉ số phái sinh là quanh vùng 905 - 910 điểm.
Chỉ số phái sinh VN30F1910 có khu vực hỗ trợ 905 - 910 điểm.
Ở góc độ tâm lý, việc chưa thể bứt phá qua vùng kháng cự có thể khiến nhà đầu tư chùn lại một chút trong các phiên đầu tuần.
Sự chủ động vẫn thuộc về bên mua.
Do đó, chiến lược giao dịch trong tuần này là canh Mua (Long) khi chỉ số phái sinh VN30F1910 tiếp cận khu vực hỗ trợ 905 - 910 điểm để tiếp tục vận dụng xu hướng tăng vẫn đang được duy trì này. Ngược lại, chiến lược bán (Short) sẽ được ưu tiên trong trường hợp khu vực hỗ trợ 905 - 910 điểm bị phá vỡ.