Những bất hợp lý trong thu phí giao dịch chứng khoán phái sinh

Nguyễn Văn Hội Công 18/02/2019 12:01

Quy định tại Thông tư số 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 15/2 vừa qua sẽ không khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán phái sinh.

Cần tạo điều kiện cho thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh phát triển hơn là đưa vào áp dụng các loại phí hạn chế phát triển thị trường đi ngược với chủ trương của Chính phủ

Các nhà đầu tư đang chịu rất nhiều loại phí khi giao dịch chứng khoán phái sinh 

“1 cổ gánh ba tròng”

Theo định hướng của Chính phủ về phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa nhiều sản phẩm ra thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư, phù hợp thông lệ quốc tế. Trong những năm gần đây, ngoài việc giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thêm sản phẩm mới là giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (còn gọi là thị trường chứng khoán phái sinh), được triển khai từ giữa năm 2017.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ 15/2 thu phí ký quỹ tại VSD: Nhà đầu tư “thiệt đơn thiệt kép”

    Từ 15/2 thu phí ký quỹ tại VSD: Nhà đầu tư “thiệt đơn thiệt kép”

    18:30, 15/02/2019

  • Vì sao nhà đầu tư liên tục bán các hợp đồng chứng khoán phái sinh?

    Vì sao nhà đầu tư liên tục bán các hợp đồng chứng khoán phái sinh?

    11:01, 18/12/2018

  • "Cá mập" nào đang thao túng trên thị trường chứng khoán phái sinh?

    11:30, 14/11/2018

  • Chứng khoán phái sinh và rủi ro hiện hữu

    Chứng khoán phái sinh và rủi ro hiện hữu

    04:22, 28/06/2018

  • Bùng nổ giao dịch chứng khoán phái sinh

    Bùng nổ giao dịch chứng khoán phái sinh

    10:39, 12/01/2018

  • Giám sát thị trường chứng khoán phái sinh: Những điều cần lưu ý

    Giám sát thị trường chứng khoán phái sinh: Những điều cần lưu ý

    12:38, 04/10/2017

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh vừa ra đời chưa được 2 năm thì cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều loại phí, được nhiều nhà đầu tư phản ánh là “phí chồng phí”, “tận thu”, “vô lý”... Điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội đưa ra các sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán. Việc thu phí bất hợp lý như vậy đi ngược với chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển và nâng hạng thị trường chứng khoán được dự báo trong năm 2019.

Nhìn vào các loại phí mà Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và các công ty chứng khoán thu trên mỗi hợp đồng phái sinh, có thể nói là nhà đầu tư “1 cổ gánh ba tròng”.

Khi mở tài khoản tại các công ty chứng khoán và giao dịch qua hệ thống của các công ty chứng khoán, nhà đầu tư đã trả phí giao dịch cho các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư số 127/2018/TT-BTC, có hiệu lực từ 15/02/2019, thì nhà đầu tư phải trả thêm phí cho Sở giao dịch chứng khoán, cụ thể là phí dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai với mức 3.000 đồng/hợp đồng. Chưa hết, nhà đầu tư còn phải chịu thêm phí quản lý vị thế trả cho VSD với mức 3.000 đồng/hợp đồng/ngày.

Để phát triển bền vững thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh theo định hướng của Chính phủ, cần những nhà đầu tư dài hạn, hạn chế lướt sóng trong phiên. Việc thu phí quản lý vị thế qua đêm có vẻ đi ngược chủ trương này. Bởi vì, việc thu phí quản lý vị thế qua đêm sẽ không khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ hợp đồng qua đêm để đầu tư dài hạn, nhất là trong việc phòng ngừa rủi ro theo đúng nghĩa của chứng khoán phái sinh.

Thời hạn áp dụng chưa hợp lý

Thông tư 127/2018/TT-BTC được ban hành ngày 27/12/2018, có hiệu lực vào ngày 15/2/2019, đảm bảo đúng thời gian tối thiểu theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Tuy nhiên, việc áp dụng sẽ gặp nhiều rắc rối khi chọn ngày áp dụng từ giữa tháng do các loại phí được áp dụng tính theo tháng.

Cụ thể, giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ được quy định theo tỷ lệ 0,003%, tối đa không quá 2 triệu đồng/tài khoản/tháng, tối thiểu không thấp hơn 400 nghìn đồng/tháng. Như vậy đối với phí tháng 2/2019, thì nhà đầu tư phải nộp phí theo mức tối thiểu là 400 nghìn đồng và tối đa 2 triệu đồng (theo quy định của Thông tư 127), hay là tối thiểu 200 nghìn đồng và tối đa 1 triệu đồng (bởi vì Thông tư 127 có hiệu lực từ 15/2, như vậy là chỉ 1/2 tháng áp dụng cho tháng 2).

Hiện tại cơ quan quản lý chưa có hướng dẫn cho việc này và theo tìm hiểu tại một số công ty chứng khoán thì nhà tư phải nộp theo quy định tại Thông tư 127 tối thiểu 400 nghìn đồng và tối đa 2 triệu đồng. Nếu thực hiện như vậy, thì có trái với quy định của pháp luật không khi mà nhà đầu tư trả phí 1 tháng cho 1/2 tháng sử dụng. Điều này cũng giống như việc thuê nhà chỉ 1/2 tháng nhưng phải trả đủ cho 1 tháng.

Rõ ràng Bộ Tài chính cần xây dựng lộ trình thu phí nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo thị trường chứng khoán nói chung và chứng khoán phái sinh nói riêng phát triển theo đúng định hướng của Chính phủ nhằm nâng hạng thị trường trong năm 2019.

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Những bất hợp lý trong thu phí giao dịch chứng khoán phái sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO