Dòng tiền vẫn tiếp tục bơm vào thị trường chứng khoán Việt Nam, giúp thị trường tăng nhẹ sáng nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng rủi ro giảm điểm ngắn hạn vẫn còn lớn.
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ kéo dài và sau khi thị trường đã có sự phục hồi ấn tượng hơn 15% trong tháng 4 khiến thị trường gần như đi ngang. Theo đó, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (29/4), chỉ số VN-Index đạt 768,26 điểm, tăng nhẹ 1,05 điểm, với 149 mã giảm điểm và 162 mã tăng điểm. HNX-Index giảm 0,03 điểm xuống 106,23 điểm, với 71 mã giảm điểm và 52 mã tăng điểm.
Rổ VN30 cũng tràn ngập sắc xanh với 17 mã tăng, 8 mã giảm và 5 mã đứng giá, trong đó biên độ ở nhóm đã có sự cải thiện đáng kể với 14 mã dao động vượt mức 1%. CTG, POW, STB và SAB hiện là những gương mặt dẫn đầu sắc xanh ở mức hơn 2%, với điểm điểm nhấn nằm ở CTG và STB khi cả hai bắt đầu bứt phá. Điều này giúp các tín hiệu kỹ thuật ở cả hai cổ phiếu này vô cùng tích cực. Ở chiều ngược lại, MWG, VPB, VNM mất hơn 1%.
Nhóm ngân hàng nở rộ sắc xanh với 10 mã tăng và chỉ 3 mã giảm là HDB, SHB và VPB. Đi đầu nhóm là CTG, STB, LPB và BID đã tăng hơn 1%.
Diễn biến nhóm thép không còn mấy nổi bật với HSG lùi nhẹ dưới tham chiếu, trong khi NKG mất 3%. Nhiều khả năng lý do đến từ áp lực chốt lời khi cả hai đều “phi mã” ở những phiên trước, đồng thời tiến đến chạm kháng cự trong quá khứ. Ông lớn HPG đang “dậm chân tại chỗ”.
Dòng tiền tại nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng đã suy yếu khi cả nhóm rơi vào tình trạng phân hóa sau 2 phiên tạo điểm nhấn trước đó. Hiện chỉ có SZC, SNZ là điểm sáng với sắc xanh hơn 2%, trong khi KBC, LHG lùi nhẹ dưới tham chiếu, ITA giảm 2% sau 3 phiên bứt phá. Các cổ phiếu này giảm do đã chạm kháng cự đỉnh cũ trước đó.
Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 14 tỷ đồng trên 2 sàn chính và mua ròng hơn 60 triệu đồng trên UPCoM. Nhóm cổ phiếu bị bán ròng là VNM, VCB, VRE... và mua ròng ở các mã như CTG, DHC, SSI, SAB...
Có thể bạn quan tâm
04:40, 28/04/2020
04:00, 28/04/2020
16:30, 27/04/2020
06:00, 25/04/2020
08:16, 20/04/2020
04:10, 20/04/2020
04:00, 18/04/2020
Mặc dù vậy, điểm tiêu cực hiện tại vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của khối ngoại, cùng với đó là biến động tiêu cực của giá dầu và các chỉ số chứng khoán thế giới. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 có thể khiến cho lợi nhuận quý I và đặc biệt là quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết không đạt như kỳ vọng.
Chuyên gia phân tích của BVSC Lê Hoàng Phương cho biết chỉ báo MACD dù vẫn ở trên mức 0 nhưng đã đảo chiều sang xu hướng giảm, cảnh báo sự suy yếu của xung lực tăng điểm của thị trường. Chỉ báo Chaikin Money Flow đã cắt xuống dưới đường SMA20 của chính chỉ báo này cảnh báo thị trường đang mất dần sự hỗ trợ từ yếu tố dòng tiền. Các chỉ báo kỹ thuật khác như Stochastic Oscillator và RSI dù vẫn nằm trên đường tín hiệu nhưng cũng đảo chiểu sang xu hướng giảm. Điều này cảnh báo rủi ro thị trường có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong vài phiên tới, đặc biệt là trong bối cảnh VN-Index không thể đột phá lên trên đường SMA50 – vốn đang duy trì xu hướng giảm từ tháng 3/2020.
"VN-Index dự kiến sẽ nhận được hỗ trợ tại vùng 740-760 điểm. Ở chiều ngược lại, vùng 800-810 điểm vẫn là vùng kháng cự mà thị trường cần phải vượt qua để có thể duy trì đà hồi phục", Chuyên gia Lê Hoàng Phương nhận định.