“Chung sống” với COVID-19 khi chưa thể “đoạn tuyệt”

NGUYỄN VIỆT thực hiện 07/09/2021 05:30

Trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải thích nghi và cùng chung sống dịch. Các nước trên thế giới cũng đã chuẩn bị cho việc “chung sống” này.

PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế chia sẻ với DĐDN về chuyển đổi chiến lược để thích nghi với đại dịch COVID-19.

PGS.TS Ngô Trí Long.

PGS.TS Ngô Trí Long.

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học, chuyên gia y tế gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, phải thích nghi an toàn với dịch bệnh, chuyển đổi chiến lược và không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi được. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải thích nghi và cùng chung sống dịch. Vấn đề này không chỉ riêng với Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đã chuẩn bị cho việc “chung sống” này.

Hiện tại, khi chúng ta chưa thể kiểm soát hay “đoạt tuyệt” được với COVID-19, thì việc quan trọng bây giờ là phải kiểm soát và chấp nhận cùng chung sống với đại dịch.

Cần thay đổi cách nhìn nhận, đó là chấp nhận “ở cùng” với COVID-19 như “sống chung với lũ”. Không thể tư duy một chiều, đợi khi nào khống chế hoàn toàn dịch thì sau đó mới tiến hành sản xuất. Như vậy sẽ gây ách tắc sản xuất và cuộc sống bình thường của người dân.

Cho nên, vừa chung sống, vừa kiểm soát, vừa phục hồi sản xuất là yêu cầu cấp thiết lúc này. Việc “chung sống” với COVID-19 ở đây chính là phân vùng để kiểm soát, mỗi vùng có phương án, cơ chế hoạt động khác nhau.

Do đó, việc chuyển chuyển đổi chiến lược, không thể sử dụng biện pháp phong tỏa là rất phù hợp. Nếu kiểm soát quá chặt chẽ sẽ dẫn đến đứt gãy chuỗi sản xuất, tạo áp lực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.

-Thực tế, ngày càng nhiều quốc gia nhìn nhận, không thể sống mãi trong phong tỏa và cần vượt qua sự ám ảnh về mục tiêu không COVID-19, đồng thời biến virus trở thành "kẻ sống chung" ít đe dọa hơn, thưa ông?

các doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong chuỗi liên kết, cung ứng toàn cầu được hoạt động liên tục, bình thường, không để bị đứt gãy.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong chuỗi liên kết, cung ứng toàn cầu được hoạt động liên tục, bình thường, không để bị đứt gãy.

Điều này hoàn toàn chính xác, vì đại dịch COVID-19 có thể còn tồn tại lâu dài. Nhiều nước trên thế giới đánh giá dịch bệnh COVID-19 như một loại cúm, cho nên rất khó xử lý hết ngay được. Do đó cần được kiểm soát và có những biện pháp phù hợp để chung sống với dịch.

Ví dụ, vùng đỏ phải có biện pháp kiểm soát khác vùng xanh và vùng cam, không dùng biện pháp cực đoan, tùy theo từng vùng để lên phương án ứng xử thích hợp.

-Gần đây, cũng có ý kiến cho rằng, việc mở cửa lại nền kinh tế là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay, thưa ông?

Hai việc này phải thực hiện song hành với nhau và tùy vào từng thời điểm để thực hiện. Nếu chỉ tập trung vào giãn cách xã hội thì sẽ dẫn đến đến ách tắc sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việc này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Cho nên, tùy từng vùng, từng đối tượng, từng thời điểm mà đưa ra những ứng xử khác nhau trong hoàn cảnh, bối cảnh mới.

-Vậy theo ông, chúng ta nên ưu tiên cho những ngành nghề kinh tế nào trong thời điểm hiện nay?

Nói ưu tiên cho ngành nào trước thì cũng rất khó, vì ngành nào cũng cần được ưu tiên. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi thì nên ưu tiên cho những ngành, lĩnh vực có tác động lan tỏa đến tất cả các lĩnh vực khác.

Ví dụ, ưu tiên trước tiên cho ngành phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân, rồi đến những ngành ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, an sinh, các doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong chuỗi liên kết, cung ứng toàn cầu được hoạt động liên tục, bình thường, không để bị đứt gãy.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • “Mở cửa” kinh tế TP HCM: Phải tính phương án liên vùng

    “Mở cửa” kinh tế TP HCM: Phải tính phương án liên vùng

    13:30, 06/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Chung sống” với COVID-19 khi chưa thể “đoạn tuyệt”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO