Chuyện chưa kể về "soái ca khởi nghiệp" Lê Đăng Khoa

KHÁNH HÀ 20/10/2020 03:19

Năm 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp cử nhân bác sỹ tâm lý tại Mỹ, Lê Đăng Khoa về nước và được ba 'đặt vào' vị trí giám đốc kinh doanh của công ty gia đình.

Lê Đăng Khoa vốn nổi tiếng trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên với biệt danh “soái ca khởi nghiệp”. Nhưng ít người biết rằng kinh doanh không phải con đường đầu tiên anh lựa chọn.

Lớn lên từ những miếng chả kho mặn chát

Khoa sinh ra trong gia đình có 3 anh em, vì là anh cả nên ông được ba mẹ dạy dỗ rất nghiệm khắc. Những năm tháng tuổi thơ do gia đình không mấy khá giả, mẹ Khoa bán bánh cuốn và chả lụa kiếm tiền. Theo như Khoa kể lại, những hôm bán ế, anh và gia đình phải ăn chả lụa kho thường xuyên, ăn từ lúc ngon đến phát khóc cũng phải ăn.

Thành công không dễ dàng đến với bất kỳ ai và 'soái ca khởi nghiệp' trên cũng vậy.

Thành công không dễ dàng đến với bất kỳ ai và 'soái ca khởi nghiệp' Lê Đăng Khoa cũng vậy.

Shark Khoa chia sẻ về tuổi thơ cơ cực: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, nghèo tới mức nhà cấp 4 không có lợp mái tôn, mà lợp giấy dầu màu đen, ba tôi lấy những cục gạch để chặn bên trên để gió không thổi bay mất. Tôi nhớ những mùa mưa, tôi cầm thau rải khắp nhà, tôi thuộc làu hết tất cả chỗ dột trong nhà, khi rải hết thau thì canh, thau nào đầy nước thì đổ vào thùng…. Dù khó khăn, nhưng cha mẹ tôi rất nghiêm khắc…Bố mẹ tôi tiết kiệm tiền cho tôi đi học chữ, 5 tuổi tôi biết đọc báo nên bố mẹ cho tôi đi học sớm 1 năm. Lúc nào mẹ tôi cũng nhắc tôi rằng ‘những gì người ta làm được, con trai mẹ phải làm được.”

Ba Khoa nói một câu mà anh nhớ hoài: “Tiền như lá rụng ngoài đường, đầy luôn. Người giỏi thì biết quét nhiều, người dở thì tìm hoài không ra, vậy thôi.”

Không bao lâu, khi kinh tế gia đình cũng trở nên khấm khá hơn, gia đình đã để dành được một khoản tiền để sau khi tốt nghiệp cấp 2, anh được cho sang Mỹ du học cấp 3 và đại học. Thời gian đầu ở nước bạn, gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nhưng khát vọng làm giàu đã khiến anh quyết tâm học hành. Năm 22 tuổi, Khoa tốt nghiệp cử nhân bác sỹ tâm lý tại Mỹ.

Khởi nghiệp và cú tát đầu đời

Trở về từ Mỹ, Khoa gắn bó với Ba Lá Xanh, công ty phân bón do ba anh điều hành. Anh đảm nhiệm vai trò hỗ trợ ba trong việc ra sản phẩm mới, phát triển kinh doanh…. Sau này, anh "trả" lại công ty cho ba và đi theo con đường riêng của mình.

"Trong mắt ba mẹ, dù tôi có 40 tuổi thì vẫn như 15 tuổi. Sẽ vẫn là những câu hỏi kiểu như: Con ăn cơm chưa? Con ngủ ngon không?", Khoa nói. "Nhưng giờ ba đã thấy tôi 'dữ dằn' hơn, qua những gì mắt thấy tai nghe, dù còn rất nhỏ bé".

Chàng trai sinh năm 1983 cho biết, anh đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng, mất niềm tin vào chính mình và cảm thấy mình “vô dụng”. Đó là khi làm ở Ba Lá Xanh được 4 năm thì Khoa bắt đầu khởi nghiệp mở công ty bao bì vì thấy thị trường lớn rất lớn. 6 tháng sau thì công ty khởi nghiệp đóng cửa.

“Cú tát” đầu đời khiến Khoa chiêm nghiệm được nhiều điều và giúp Khoa xây dựng hoặc đầu tư vào nhiều startup như hoa, bánh, quán cafe, bóng rổ… như ngày hôm nay.

"Áp lực lúc đó rất nhiều. Đó là áp lực của một người chưa có kinh nghiệm và làm việc trong công ty phân bón truyền thống. Nhân viên toàn từ 40 - 50 tuổi. Để thay đổi rất khó.

Tôi rất stress trong những thời gian đầu làm ở Ba Lá Xanh vì trẻ tuổi, lại phải giữ trọng trách lớn nhưng đó lại là động lực rất lớn. Tôi thấy mình cần tập trung, nói ít làm nhiều để người ta thấy được bản lĩnh, khả năng của mình", Khoa nói.

Tới năm thứ 4 làm ở Ba Lá Xanh Khoa đã khởi nghiệp với một công ty bao bì. Lý do vì thấy thị trường quá lớn, do hàng ngày, Ba Lá Xanh phải nhập số lượng lớn các loại bao bì. Tuy nhiên công ty chỉ hoạt động được 6 tháng thì phải đóng cửa. Số tiền tích cóp 3 tỷ đồng cũng ra đi cùng lần khởi nghiệp này.

"Tôi rút ra rằng thất bại hồi đó là vì kinh nghiệm không có, về cả sản xuất, mua máy móc, xây dựng đội ngũ. Tôi sản xuất ra sản phẩm mà giá còn cao hơn là mua bao bì của đối tác. Tôi trắng tay. Buồn hơn nữa là ba mẹ mắng chẳng ra gì", Đăng Khoa chia sẻ.

Đứng dậy và...đi lên

Cú ngã đầu đời khiến Khoa hiểu ra nhiều điều trong kinh doanh. Năm 2014, anh khởi nghiệp lại bằng sự đầu tư vào khu du lịch sinh thái Làng tre Việt. 

Số tiền 2 triệu USD cho lần khởi nghiệp này cũng được hỗ trợ từ người thân cũng như dựa trên quỹ đất sẵn có của gia đình.

"Lúc đó đường đi vào khu du lịch toàn là đường đất, sình lầy, cảnh vật thì hoang sơ, heo hút, không một bóng cây, cư dân thưa thớt và điện đóm chập chờn. Ai cũng nói tôi liều, ngay cả nhân viên xây dựng và kiến trúc sư cũng tỏ ra lo ngại", doanh nhân trẻ này nghĩ lại về quyết định liều lĩnh của mình. Tuy nhiên Khoa tự nhủ nếu lần này bỏ cuộc thì không biết tới bao giờ ý tưởng kinh doanh của riêng mình mới trở thành hiện thực.

Làng du lịch tre Việt, trở thành nơi vui chơi, nghỉ dưỡng ven sông tại Sài Gòn.

Làng du lịch tre Việt, trở thành nơi vui chơi, nghỉ dưỡng ven sông tại Sài Gòn.

Đến nay, đây được xem là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng vào cuối tuần với nhiều dịch vụ phòng nghỉ, ẩm thực, trò chơi sông nước, tiệc cưới. Hiện tại, doanh nhân Khoa còn là Chủ tịch Công ty Bất động sản Lê Real, giám đốc thương hiệu hoa tươi 38 độ.

Luôn tìm kiếm sự giao thoa giữa dịch vụ và nông nghiệp, ngoài hoa, Khoa còn lấn sân sang lĩnh vực sản xuất bánh từ bột dừa. Anh khẳng định, trái dừa sẽ khiến đất Việt trở nên khác biệt, bởi thị trường bột dừa quá lớn nhưng chúng ta chỉ có vài nơi trồng dừa. Đầu tư lĩnh vực này, doanh nhân tránh được sự cạnh tranh toàn cầu.

“Soái ca khởi nghiệp” Khoa khuyên các bạn trẻ nên có tầm nhìn xa, nhưng phải bắt đầu từ nhỏ và làm thật nhanh. Muốn kinh doanh nông nghiệp, họ nên hiểu người nông dân bằng cách “ăn cùng nông dân, ngủ cùng nông dân”. Bài học đầu tiên cho doanh nhân trẻ là giải đáp vấn đề thay vì than phiền, trách móc.

Triết lý khởi nghiệp được Lê Đăng Khoa đúc rút cho bản thân bao gồm: Chấp nhận thất bại, dừng lại đúng lúc; Không tự giới hạn mình trong lĩnh vực được coi là sở trường; Chú trọng xây dựng ê kíp làm việc tốt và chuẩn bị vốn liếng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch Vietravel: Doanh nghiệp lữ hành Việt đang đối xử chưa công bằng với thị trường trong nước

    Chủ tịch Vietravel: Doanh nghiệp lữ hành Việt đang đối xử chưa công bằng với thị trường trong nước

    03:05, 19/10/2020

  • Bản lĩnh “người thuyền trưởng”

    Bản lĩnh “người thuyền trưởng”

    11:00, 18/10/2020

  • Chiến lược nhân lực hạnh phúc

    Chiến lược nhân lực hạnh phúc

    13:44, 17/10/2020

  • CEO FPT: COVID-19 là cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp rà soát và khắc phục các điểm yếu trong vận hành

    CEO FPT: COVID-19 là cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp rà soát và khắc phục các điểm yếu trong vận hành

    11:00, 17/10/2020

  • Nỗi đau khổ của ông Hoàng Thiềng “Hòn Dáu”

    Nỗi đau khổ của ông Hoàng Thiềng “Hòn Dáu”

    06:40, 17/10/2020

  • "Nữ hoàng mía đường" Huỳnh Bích Ngọc đã tạo "vị ngọt" cho Thành Thành Công như thế nào?

    03:00, 16/10/2020

  • Thành công đến từ tình yêu thực thụ với đá

    Thành công đến từ tình yêu thực thụ với đá

    17:00, 15/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyện chưa kể về "soái ca khởi nghiệp" Lê Đăng Khoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO