Chuyện đàm phán Việt – Trung về các vấn đề trên biển

Diendandoanhnghiep.vn Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và người Việt Nam biết phải làm gì để gìn giữ từng tấc đất của non sông gấm vóc.

>> Biển Đen và Biển Đông, một vấn đề hai cách giải quyết

Mới đây, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển theo hình thức trực tuyến.

Thêm một lần nữa, dư luận trong nước rất kỳ vọng hai bên có những bước tiến trong đàm trên biển. Bởi những vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua đã và đang làm nóng không chỉ dư luận hai nước, mà cộng đồng quốc tế cũng quan tâm sâu sắc. 

Đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh: Báo Quốc tế.

Đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh: Báo Quốc tế.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt - Trung tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. Trước đó, chúng ta đã có nhiều cuộc đàm phán với Trung Quốc trên tinh thần tuần tự, tiệm tiến, dễ trước khó sau, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Chẳng hạn: Tháng 10/1993, Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (1 diễn đàn đàm phán cấp chính phủ và 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên) để giải quyết 3 nội dung: Đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên bộ; Đàm phán hoạch định vịnh Bắc Bộ; Đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển. Tháng 12/1999, Hiệp ước biên giới trên bộ được ký kết; Quốc hội hai nước đã phê chuẩn trong năm 2000. Đến cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành.

Ngày 25/12/2000, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết. Ngày 30/6/2004, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước có hiệu lực thi hành, cùng ngày diễn ra lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ hiện nay đã có đường phân định phạm vi vùng vịnh của hai bên…v..v.

Có thể thấy, xuyên suốt các cuộc đàm phán, một trong những nội dung quan trọng có thể đã và sẽ là trở ngại cho tiến trình đàm phán cũng như việc xử lý trên thực tế là việc hoạch định ranh giới vùng chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc bộ.

Theo UNCLOS 1982, các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn.

Khi vùng chồng lấn này chưa được các bên liên quan tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới rõ ràng – thì đó là tình trạng tranh chấp biên giới trên biển cần giải quyết giữa các quốc gia ven biển có liên quan.

Kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất năm 2020 ,từ 21 - 23/4, trên vùng biển Vịnh Bắc bộ - Ảnh minh họa: Cảnh sát biển Việt Nam

Kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc lần thứ nhất năm 2020 ,từ 21 - 23/4, trên vùng biển Vịnh Bắc bộ - Ảnh minh họa: Cảnh sát biển Việt Nam

>> Trung Quốc lại vi phạm chủ quyền Biển Đông

Tuy nhiên, trở ngại phần lớn xuất phát từ phía Trung Quốc. Bởi Trung Quốc vẫn chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” (như họ đề xướng, vẫn theo đuổi từ trước đến nay) và yêu sách đường lưỡi bò chiếm khoảng 90% diện tích Biển Đông phải được công nhận là yêu sách dùng làm ranh giới của “vùng chồng lấn” để “khai thác chung”.

Nếu chấp nhận đòi hỏi vô lối này có nghĩa là Trung Quốc bước đầu đã thành công trong việc “biến không thành có”, biến “vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp”. Từ đó, họ sẽ tiến tới khống chế và độc chiếm Biển Đông theo đúng chiến lược mà họ đang theo đuổi với rất nhiều thủ thuật, thủ đoạn khác nhau.

Nói cách khác, Trung Quốc luôn vin vào những cái gọi là “chủ quyền lịch sử”, “vùng nước lịch sử” để yêu sách đối với Biển Đông nói chung và Vịnh Bắc Bộ,  hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (họ gọi Tây Sa, Nam Sa) nói riêng. Dù cái gọi là “chủ quyền lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra, Tòa Trọng tài đã bác bỏ ngày 12/7/2016, trong vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines), còn Việt Nam theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”.

 Chuyên gia Công pháp quốc tế Lý Lệnh Hoa từng đưa ra quan điểm: “Chứng cứ (lịch sử) đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại… Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực sự… Anh nói chỗ đó của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa, người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không, có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta không có được điều đó”.

Tàu 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam và tàu 4203 của hải cảnh Trung Quốc tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ tháng 4-2021 - Ảnh: TTXVN

Tàu 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam và tàu 4203 của hải cảnh Trung Quốc tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ tháng 4-2021 - Ảnh: TTXVN

Có điều, những quan điểm rõ ràng như học giả Lý Lệnh Hoa ở đất trước tỷ dân là không nhiều. Khi vấn đề Biển Đông kèm theo những cái gọi là đường lưỡi bò đã được chính trị hóa và nó được giáo huấn, tuyên truyền sâu rộng không chỉ  đến toàn thể ngoài dân nước này, mà bằng các thủ đoạn khác nhau, đường lưỡi bò được “phủ sóng” ở rất nhiều quốc gia. Việc này ít nhiều cũng gây ra sự mơ hồ cho không ít người về lãnh thổ Trung Quốc.

Trong khi, UNCLOS 1982 cũng có nhiều điều không có quy phạm cụ thể, nên Việt Nam dẫn giải khác, Trung Quốc dẫn giải khác. Riêng ở góc độ pháp lý thôi đã có khá nhiều nội dung mà hai bên khó có thể thống nhất.

Có thể nói đây là bất đồng lớn nhất, phức tạp nhất, nhạy cảm nhất trong đàm phán giữa hai bên. Để giải quyết loại tranh chấp này, các quốc gia ven biển cần tiến hành đàm phán để phân định ranh giới các vùng chồng lấn đó theo các nguyên tắc đã được UNCLOS 1982 quy định.

Đó là nguyên tắc công bằng – các bên phải thống nhất một giải pháp công bằng cho tất các bên liên quan bằng các phương pháp hoạch định khác nhau tùy theo sự thỏa thuận có tính đến những đặc điểm, điều kiện cụ thể.

Còn một khi Trung Quốc vẫn cứ luôn vin vào những cái gọi là “chủ quyền lịch sử”, “vùng nước lịch sử” để đàm phán các vấn đề trên biển thì chúng ta chưa thể có kết quả tốt đẹp.

Nhưng thực tế cho thấy, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và người Việt Nam biết phải làm gì để gìn giữ từng tấc đất của non sông gấm vóc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện đàm phán Việt – Trung về các vấn đề trên biển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713613985 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713613985 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10