Nhiều doanh nghiệp cho rằng: “giờ không phải là lúc cá lớn nuốt cá bé, mà ai nhanh thì sẽ thắng”. Con đường để các doanh nghiệp “đi tắt”, cạnh tranh thành công chính là chuyển đổi số.
Tại buổi Tọa đàm: "Mô hình O2O - Nền tảng kinh doanh từ offline đến online" 3, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhận định rằng chỉ trong 10-15 năm nữa thì trật tự thế giới sẽ được lập lại. Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của chuyển đổi số, nếu công ty nào không kịp thích ứng sẽ phải sớm dừng cuộc chơi.
Quy mô không bằng tốc độ
Thế giới đang sống trong một giai đoạn hết sức quan trọng, gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và mọi người đang thấy diễn biến công nghệ có một cuộc thay đổi quan trọng, đó là trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo đang thay thế nhiều chức năng mà con người bấy lâu nay vẫn làm. Người ta tin rằng thế giới thực sẽ sinh ra thế giới ảo, thế giới ảo sinh ra thế giới thực.
"Mỗi một nhà lãnh đạo sẽ là nhà lãnh đạo số, mọi ngân sách chi tiêu là ngân sách số, mọi tổ chức sẽ là tổ chức số. Mỗi một công dân sẽ trở thành doanh nghiệp số. Chúng ta, con người sẽ thay đổi toàn diện từ cách thức làm việc và cách thức mà chúng ta sống", ông Bình chia sẻ.
Theo Chủ tịch FPT, xu hướng sắp tới của giới kinh doanh là tạo ra những Showroom ảo. Showroom ảo có thể còn tiện lợi hơn cả showroom thật. Khách hàng có thể chỉ cần ngồi một chỗ và xem không gian 3 chiều tại showroom, nhấc vật này lên hay đặt vật kia xuống.
Hoặc sự thay đổi có thể tiện lợi đến mức khi bạn muốn mua một chai nước giải khát có phiên bản dành riêng cho bạn, bạn yêu cầu có những thành phần Vitamin gì, màu sắc hương vị ra sao thì chỉ cần ấn nút là dây chuyền sẽ tự động sản xuất ra một chai nước đúng với nhu cầu của bạn. Trong công nghệ số, không phải công ty to có thể thắng công ty nhỏ mà ai nhanh hơn thì người đó thắng thế. Công ty nhỏ hành động nhanh sẽ thắng công ty lớn mà chậm chạp. Điều đó, buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi, hoặc chấp nhận tiêu vong.
“Đồng tốc” để thích ứng
Theo tài liệu được công bố tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 summit 2019, GDP sẽ tăng thêm 162 tỷ USD sau 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công; Kinh tế số của Việt Nam chiếm khoảng 20% GDP vào năm 2025 và trên 30% vào năm 2030; Tỷ lệ doanh nghiệp trong nước thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025 đạt khoảng 30% và đạt tối thiểu 50% vào năm 2030.
Đó là những con số đầy triển vọng, tuy nhiên sẽ là thách thức rất lớn khi mà 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 19/03/2020
11:00, 05/03/2020
15:05, 06/02/2020
16:34, 05/02/2020
Thực tế các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển đổi số như thế nào để thích ứng? Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) từng chia sẻ rằng, để chuyển đổi doanh nghiệp thành “tàu cao tốc” thì phải thay đổi bổ sung những tính năng mới.
Doanh nghiệp phải thích hợp với sự thay đổi của khoa học công nghệ để trở thành “con tàu cao tốc”. Sức ép ghê gớm doanh nghiệp phải chấp nhận mất mát. Đơn giản, khi chạy 1 quy trình hệ thống mới, chúng tôi có 400 người nghỉ việc trong 3 tháng. Nếu ở một doanh nghiệp không có văn hóa mạnh thì sẽ thất bai nhiều hơn nữa. Nhưng khi đã chấp nhận thay đổi thì phải chấp nhận để thích ứng.
Lý giải về việc giữa năm 2019 Samsung SDS chi 850 tỷ đồng mua 25 triệu cổ phiếu CMC để trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 25% vốn điều lệ CMC, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch CMC Group cho biết: “Có rất nhiều công ty lớn nhưng lại chết. Vì vậy, vấn đề sống còn với doanh nghiệp là phải có chiến lược thích ứng. Nếu chúng ta có chiến lược phát triển hoành tráng nhưng không tương xứng với năng lực, nguồn lực của mình thì đó là không phù hợp. Bây giờ, đôi khi nhỏ thắng lớn chính vì yếu tố là làm sao linh hoạt, thích ứng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.