Với những nỗ lực chuyển đổi số (CĐS) toàn diện, tích cực và đồng bộ. Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã lấy phương châm CĐS là cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
>>>Hải Dương: Chuyển đổi số kiến tạo mô hình công dân số
Theo ông Trần Đức Thắng – Bí thư tỉnh Hải Dương: Tỉnh Hải Dương đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho chuyển đổi số, ưu tiên ứng dụng một số công nghệ cốt lõi có thể đi tắt đón đầu và có khả năng bứt phá mạnh mẽ để tạo ra các mô hình, sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị cao.
Đây cũng là các giải pháp ưu việt mang đến hiệu quả thiết thực cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, vận hành, cung cấp dịch vụ, hướng đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn liền với các thế mạnh và tiềm lực của địa phương.
Trong 3 năm triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU, các cấp ủy đảng, chính quyền và địa phương đã quan tâm chỉ đạo, thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các mặt công tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh Hải Dương 2 năm đạt xếp hạng thứ 14 và 1 năm đạt xếp hạng thứ 13 trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về mức độ chuyển đổi số.
Theo ông Thắng, để thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực cần phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho người dân về chuyển đổi số. Cùng với đó cần phải thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số. Huy động và phát huy tốt các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho chuyển đổi số.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số chính là nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc. Việc ra mắt và đưa vào hoạt động ứng dụng dành cho người dân Smart-Hai Duong và Cổng thông tin điện tử liên thông 3 cấp là cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đối thoại với chính quyền, tham gia xây dựng và triển khai các chính sách, giải pháp, dịch vụ... thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh, góp phần thúc đẩy hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp: Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đồng bộ chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số thực sự trở thành động lực quan trọng, quyết định thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững. Qua đó góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân
Được biết, tỉnh Hải Dương vừa công bố kết quả đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp sở, cấp huyện trên địa bàn tỉnh năm 2023. Đây là lần đầu tiên tỉnh công bố bảng xếp hạng này.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông và huyện Gia Lộc dẫn đầu bảng xếp hạng về chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và huyện Thanh Hà xếp cuối. Riêng Thanh tra tỉnh và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tham gia đánh giá nhưng không xếp hạng do 2 đơn vị này không cung cấp dịch vụ công.
Năm 2023, Hải Dương có 19 sở, ban, ngành và 12 huyện, thành phố, thị xã tham gia đánh giá chỉ số chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện. Riêng Thanh tra tỉnh và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tham gia đánh giá nhưng không xếp hạng do 2 đơn vị này không cung cấp dịch vụ công.
Theo kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị và thẩm định của Hội đồng Đánh giá chỉ số chuyển đổi số tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng cấp sở, ngành, với 326,85/500 điểm. Các tiêu chí xếp thấp như: nhận thức số đạt 40/50 điểm, xếp nhóm 3/3; nhân lực số đạt 18,5/50 điểm, xếp thứ 6/17; an toàn thông tin đạt 33,65/100 điểm, xếp thứ 15/17; hoạt động chuyển đổi số đạt 124,7/200 điểm, xếp thứ 17/17.
So với đơn vị đứng đầu bảng xếp hạng là Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có khoảng cách điểm tổng khá lớn, kém 119,41 điểm.
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp sở tỉnh Hải Dương có 6 tiêu chí, tổng 500 điểm gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin và hoạt động chuyển đổi số.
Bộ chỉ số cấp huyện có 8 tiêu chí, tổng 570 điểm gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin, hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số.
Có thể bạn quan tâm