Chiều nay (15/10), Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc VCCI) phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2021.
Sự kiện diễn ra nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Đây là một trong những nỗ lực của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VCCI và UN Women nhằm tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chuyển đổi số, phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và dưới tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam.
Diễn đàn sự tham dự của Bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên TW Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXN CN VN; sự tham dự của Bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ Trưởng bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Ts. Vũ Tiến Lộc, Nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các đồng chí Lãnh đạo, Nguyên lãnh đạo Ban, Bộ, ngành và lãnh đạo VCCI, các vị Đại sứ, các vị lãnh đạo các Tổ chức Quốc tế, Bà Trần Thị Thủy, Nguyên Phó Chủ tịch VCCI, Nguyên Chủ tịch Hội đồng DNNVN; Bà Nguyễn Thi Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam; Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới tại Việt Nam; Ông Jesus Lavina, Tham tán, Phó trưởng ban hợp tác của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam; Bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cùng đại diện từ Đại sứ quán, tổ chức quốc tế và hơn 300 đại biểu từ các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ Doanh nhân các tỉnh/thành phố và các doanh nhân nữ tiêu biểu trên cả nước đã tham dự trực tiếp và trực tuyến.
Diễn đàn năm nay có chủ đề “Chuyển đổi số: Từ nhận thức đến hành động”, nhằm tăng cường quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chuyển đổi số, phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và dưới sự tác động của đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên thế giới và tại Việt Nam.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, cùng với sự nghiệp bình đẳng giới, đội ngũ doanh nhân nữ ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh, chiếm khoảng 26,5% tổng số doanh nghiệp cả nước, đứng thứ 6 trong các quốc gia có số doanh nhân nữ cao nhất. Không chỉ phát triển về số lượng, năng lực, trình độ của doanh nhân nữ và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng không ngừng phát triển, trong đó, nhiều doanh nghiệp đã vươn lên tầm quốc gia và khu vực.
Vì vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tin tưởng các doanh nhân nữ tiếp tục vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và bối cảnh dịch bệnh đã đặt ra yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tôi tin tưởng rằng, các doanh nhân nữ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và sức mạnh mềm của doanh nhân nữ, biến những thách thức thành cơ hội, nhanh nhạy, xác định chiến lược phát triển mới cho doanh nghiệp của mình, đồng lòng đoàn kết tạo ra sức mạnh chung của cộng đồng doanh nghiệp; chủ động tiếp cận chính sách và đóng góp cho việc hoạch định và thực thi chính sách, mang tính hiệu quả, thiết thực; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp trong đó có chuyển đổi số để vươn lên phát triển nhanh và bền vững” - Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, hai năm qua, đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu, đã cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người, tàn phá nền kinh tế các nước, hàng triệu doanh nghiệp đã ngục ngã, các hoạt động kinh tế bị đứt gãy. “Trong bối cảnh này, chuyển đổi số chính là một cứu cánh cho các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có sức chống chọi tốt nhất với dịch Covid-19 chính là các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số tốt nhất. Quản trị doanh nghiệp thông minh, vận hành trên nền tảng số, thương mại điện tử, đàm phán, hội họp trực tuyến chính là cách để doanh nghiệp duy trì hoạt động không bị gián đoạn” – Chủ tịch VCCI khẳng định.
Ông Phạm Tấn Công cũng nhấn mạnh, xét theo góc độ chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, hay xét theo góc độ “Động lực Covid-19”, thì giờ đây chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, chứ không phải là câu hỏi nên làm hay không nên làm. Câu hỏi đặt ra cho từng doanh nghiệp hiện nay là chúng ta đã hiểu đúng về chuyển đổi số chưa? Phải làm gì? Làm như thế nào? Bắt đầu từ đâu?
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có đội ngũ doanh nghiệp, doanh nghiệp hùng hậu, gồm khoảng 850 nghìn doanh nghiệp, hơn 25 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Rất nhiều doanh nghiệp trong số này được làm chủ và điều hành bởi các doanh nhân nữ. Các doanh nhân nữ đã có đóng góp to lớn vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam chia sẻ: “Đây là lúc doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần tích cực tham gia quá trình chuyển đổi số để nuôi dưỡng và gặt hái các kết quả kinh doanh bền vững, phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới".
Tham gia phát biểu và chia sẻ tại Diễn đàn còn có bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, lãnh đạo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Công ty Cổ phần MISA, KIU Global, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)...
Có thể bạn quan tâm
08:24, 16/10/2021
08:00, 16/10/2021
05:00, 16/10/2021
17:42, 15/10/2021
15:08, 15/10/2021
14:55, 15/10/2021
16:15, 14/10/2021
13:35, 13/10/2021
11:05, 13/10/2021